Xây dựng chính sách kinh tế tuần hoàn cần chú trọng các rào cản

Theo Bùi Hằng (T/h)/kinhtemoitruong.vn

Hiện nền kinh tế tuyến tính đang tạo áp lực lớn cho môi trường khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, do đó buộc phải có các cơ chế chính sách tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển.

Rào cản của kinh tế tuần hoàn là chi phí ban đầu cao.
Rào cản của kinh tế tuần hoàn là chi phí ban đầu cao.

Với việc sử dụng tài nguyên đang tăng đều đặn ở cấp độ toàn cầu, các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm và đắt hơn, trong khi việc khai thác và tiêu thụ chúng có tác động môi trường đáng kể.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, khoảng 25% diện tích đất bị thoái hóa cao hoặc xuống cấp nhanh chóng.

Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả là trọng tâm của các chính sách ngày nay với số lượng ngày càng tăng. Các chính sách đều thừa nhận, cần cải thiện khả năng phục hồi kinh tế và phúc lợi con người. Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên cũng là mục đích phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

Chia sẻ về quá trình xây dựng chính sách kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam tại Tọa đàm “Kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” ngày 18/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, có nhiều vấn đề khi xây dựng chính sách, trong đó Việt Nam mới chỉ chú trọng lý do mà không chú trọng những rào cản gặp phải là gì khiến việc chính sách còn nhiều cản trợ.

“Nhận diện được những vấn đề và hiểu rõ nguyên nhân động lực thành công kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia còn Việt Nam lại chưa thể là việc cần các doanh nghiệp tham gia vào ngay lúc này.

Từ đó, áp dụng kinh nghiệm nước ngoài vào Việt Nam. Cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng việc áp dụng những bài học nước ngoài vào Việt Nam không hề đơn giản. Đây là một trong những vấn đề cần các doanh nghiệp lưu ý”.

Phân tích những động lực và rào cản đối với năng lượng tái tạo để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, TS. Trịnh Thu Thủy - Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, ưu điểm của loại năng lượng này là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm.

Có nhiều ứng dụng hữu ích, giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn năng lượng không sợ cạn kiệt, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu và vị trí khác nhau, chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng thấp, độ bền cao hơn.

Xây dựng chính sách kinh tế tuần hoàn cần chú trọng các rào cản - Ảnh 1

Cùng với đó, rào cản để thực hiện năng lượng tái tạo cũng được bà Thủy nhắc đến như chi phí đầu tư ban đầu cao do phải xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, cơ sở hạ tầng vững chắc. Năng lượng tái tạo có tính ổn định thấp và thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên, tác động tới hiệu suất hoạt động, khó khăn để sản xuất một lượng điện lớn liên tục, ổn định.

Bà Thủy lấy dẫn chứng từ hiệu quả kinh tế tuần hoàn khi nền kinh tế EU giảm tổng nhu cầu vật chất từ 17% đến 24% có thể thúc đẩy GDP lên tới 3,3%; Tạo ra 1,4 đến 2,8 triệu việc làm. Theo bà, nguyên nhân của điều này là việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, lợi nhuận kinh doanh EU có thể thu được trong khoảng 245-604 tỷ Euro mỗi năm, chiếm từ 3% và 8% doanh thu hàng năm. Điều này sẽ giúp giảm 2-4% tổng số khí thải nhà kính hàng năm ở EU.

EU hiện đang “hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn: Chương trình không rác thải cho châu Âu”, cung cấp các ví dụ cụ thể về tác động của một nền kinh tế tuần hoàn.

Khẳng định Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lực tái tạo, bà Thủy khuyến nghị yêu cầu cần khắc phục các rào cản, cũng như đề xuất các giải pháp hữu hiệu giúp người tiêu dùng được hưởng lợi từ các công nghệ năng lượng có chi phí thấp nhất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.

Xây dựng chính sách kinh tế tuần hoàn cần chú trọng các rào cản - Ảnh 2

Bên cạnh các giải pháp liên quan đến chính sách liên về huy động vốn đầu tư và hạ tầng thì các giải pháp về vận dụng tốt cơ chế ưu đãi đặc thù như cơ chế hạn ngạch (định mức chi tiêu), cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ cũng được, bà Trịnh Thu Thủy nhấn mạnh.

TS. Lại Văn Mạnh - Trưởng Ban Kinh tế của Viện Chính sách chiến lược (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đồng tình với ý kiến của bà Thủy nhận định, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn là hạt nhân của mô hình kinh doanh tuần hoàn là hạt nhân để hình thành.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau như kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế giảm phát thải… Các nhà hoạch định chính sách sẽ căn cứ vào các cách tiếp cận này để phân bổ bố trí nguồn lực hiệu quả nhất và doanh nghiệp sẽ tìm ra phương châm kinh doanh phù hợp từ những chính sách được ban hành, ông Mạnh cho hay.

Về góc độ kinh doanh tuần hoàn, ông Mạnh cũng cho rằng có nhiều góc độ: góc độ quốc gia, góc độ khu đô thị kinh tế tuần hoàn, góc độ mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và góc độ sản phẩm kinh tế tuần hoàn.

TS. Lại Văn Mạnh nhấn mạnh: “Hiện nay, Việt Nam đang nhìn theo góc độ thứ 3 và cần thúc đẩy các mô hình này hơn nữa. Để đạt được mục tiêu đó thì việc áp dụng đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ 4.0 là công cụ để hiện thực hóa mô hình này, thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.