Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia 2025: Tập trung khảo sát, xây dựng các đề án điểm
Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã ban hành Công văn số 480/CTĐP-QLKC gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.
Về nguyên tắc chung khi xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương yêu cầu, kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công quốc gia năm 2025 phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về khuyến công, phù hợp với tiến độ thực hiện trong năm 2025.
Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở công nghệ thông tin mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp các công đoạn có giá trị gia tăng cao nhằm cải thiện chất lượng, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa; khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường xuất khẩu gắn liền với việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tư vấn, cung cấp thông tin về điều chỉnh chính sách, quy định hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; Tập trung khảo sát, xây dựng các đề cán khuyến công quốc gia điểm; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Khuyến khích các địa phương xây đựng dề án hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Quan tâm hỗ trợ đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã; doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
Định hướng nội dung hoạt động khuyến công được Cục Công Thương địa phương nêu rõ tại Công văn số 480/CTĐP-QLKC bao gồm:
Thứ nhất, hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới. Lựa chọn xây dựng các mô hình về chế biến nông - lâm - thủy sản, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp; mô hình tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn, phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn; mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương.
Thứ hai, hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất. Đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp quy trình sản xuất công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng các nguồn nguyên liệu hoặc đưa ra các sản phẩm có tính bảo vệ môi trường, bền vững.
Thứ ba, hỗ trợ các cơ sở công nghệ thông tin sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mô hình áp dụng. Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp (lựa chọn đề án đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm kế hoạch); hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp (lựa chọn cụm công nghiệp có hồ sơ pháp lý đầy đủ và chủ đầu tư dự kiến hoàn thành hạng mục hoặc gói thầu đề nghị hỗ trợ trong năm kế hoạch).
Thứ tư, hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghệ thông tin tiêu biểu; ưu tiên các đề án có sản phẩm được bình chọn, cấp giấy chứng nhận cấp khu vực, quốc gia (giấy chứng nhận còn hiệu lực).
Thứ năm, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghệ thông tin. Đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu của các cơ sở, giải quyết nhiều việc làm, sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0; Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn...
Ngoài ra, hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông. Tư vấn, hướng dẫn lập dự án đầu tư, marketing, quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh và thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói.
Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công; Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động khuyến công.
Đối với việc xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương năm 2025, Cục Công Thương địa phương đề nghị Sở Công Thương căn cứ nguyên tắc và định hướng nội dung hoạt động như đã nêu, Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn đến năm 2025 và điều kiện thực tế, xem xét, báo cáo UBND cấp tỉnh về nội dung hoạt động khuyến công dự kiến thực hiện trong năm 2025.
Cục Công Thương địa phương đề nghị, trước ngày 20/6/2024, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức dịch vụ khuyến công xây dựng báo cáo đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia gửi về Cục; Trước ngày 30/9/2024, các địa phương, đơn vị gửi 01 bộ hồ sơ các đề án đã đăng ký (tại danh mục đề án, nhiệm vụ đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2025) hoặc Bản đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia (đối với đề án điểm) về Cục Công Thương địa phương để thẩm định cấp Bộ.