5 điều cần làm khi bạn đang ngập trong nợ
(Tài chính) Các khoản nợ không xa lạ gì trong đời sống hàng ngày bởi có những lúc bạn cần một khoản tiền để sử dụng vào mục đích học tập, mua sắm, hoặc đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, một khi bạn đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ, hay nói cách khác là nợ “ngập đầu”, hãy cần làm 5 điều sau đây một cách khẩn trương nhất.
Không bỏ qua vấn đề tiền bạc và kiểm soát tối đa
Tạo một danh sách liệt kê các nguồn thu hàng tháng của bạn và chi phí mà bạn phải chi tiêu cố định. Bạn cần cố gắng hết mức để có thể kiếm được nhiều tiền hơn bạn chi tiêu. Bạn tập trung vào nhu cầu tối thiểu và cơ bản của bản thân, tránh xa tất cả các “cám dỗ” mang tên shopping, ăn uống, vui chơi không cần thiết. Chỉ có cách này, bạn mới có thể hình thành một ngân sách riêng và lên kế hoạch thanh toán các khoản nợ theo trình tự thời gian cụ thể. Thẻ tín dụng khá hữu ích trong việc mua sắm nhưng nó sẽ làm bạn “gánh” thêm một khoản nợ mới với mức lãi suất không hề nhỏ. Nếu không kiểm soát được hành vi “quẹt thẻ”, tốt nhất là nên lấy kéo cắt tất cả các thẻ tín dụng ấy. Và chỉ giữ lại một thẻ duy nhất có hạn mức tín dụng thấp nhất cho trường hợp khẩn cấp.
Dừng chi tiêu không mục đích và cho ra một ngân sách thực tế nhất
Theo dõi thu nhập và chi phí của bạn hàng tháng mới chỉ là một bước nhỏ đầu tiên. Bước tiếp theo là lập ra một ngân sách cụ thể, phân bổ tỷ lệ thực tế tất cả các loại chi phí khác nhau. Ví dụ như 20% thu nhập của bạn dùng cho việc mua thực phẩm hàng ngày, 40% phục vụ cho nhu cầu đi lại, chi phí điện thoại, internet… Đặc biệt, gạch bỏ tất cả những khoản phí không cần thiết và không có mục đích như phí duy trì hội viên, phí đi cafe cuối tuần, mua một chiếc điện thoại đời mới nhất… Hãy chắc chắn rằng bạn dành khoản tiền còn lại để trả dứt (hoặc một phần) các khoản vay.
Ngừng chi tiêu quỹ khẩn cấp của bạn và chỉ dùng nó trong trường hợp khẩn cấp
Một quỹ khẩn cấp được dùng vào những hoạt động cấp bách, đột ngột xảy ra và không lường trước được. Số tiền này không nên dùng dần vào việc trả nợ và thanh toán các khoản tiền lãi nếu có. Bởi trong trường tình huống không may xảy ra, bạn không có quỹ để giải quyết vấn đề, và càng làm cho mọi thứ trở nên rối tung hơn. Cách giải quyết được cho là ổn thỏa nhất là bạn tạm ngưng “nạp tiền” cho quỹ khẩn cấp trong khoảng thời gian nhất định và chuyển sang ngân sách trả nợ.
Không trì hoãn thanh toán hóa đơn bởi khoản nợ của bạn sẽ ngày càng nhiều lên nhanh chóng
Với việc mua sắm, bạn cần tuân theo nguyên tắc trả chỉ bằng tiền mặt. Bởi khi sử dụng thẻ tín dụng, nó có hình thức thanh toán trả chậm, trả tối thiểu hàng tháng. Tuy nhiên, khoản tiền còn thiếu sẽ bị tính lãi suất và lệ phí phạt theo quy định của ngân hàng. Trì hoãn khoản thanh toán trên thẻ sẽ “mở rộng” gánh nặng nợ nần của bạn nhanh chóng.
Thương lượng để có mức lãi suất dễ thở hơn
Không phải là khó khăn để thương lượng mức lãi suất tốt hơn với một số ngân hàng, công ty tài chính. Thu thập tất cả các báo cáo tài chính của bạn và trình bày với người đại diện của ngân hàng mở thẻ tín dụng hoặc tổ chức tài chính. Hãy lịch sự với họ như họ đang đưa cho bạn một đặc ân! Hãy cam kết thực hiện thanh toán hàng tháng đầy đủ, đúng thời gian khi bạn được giảm lãi suất. Nếu bạn có một lịch sử thanh toán trễ, quá hạn, thì ngân hàng sẽ liệt bạn vào danh sách “tín dụng xấu” ảnh hưởng rất tiêu cực và bất lội trong tương lai.