7 vấn đề về tiền bạc cần thực hiện trước tuổi 30
Cũng vì lý do này mà chúng ta thường lâm vào cảnh "cháy túi" mỗi cuối tháng, mà lại chẳng để dành được chút nào cho tương lai.
Để giúp tối ưu hóa đồng tiền trong những năm tháng còn trẻ, một bài viết củaBusiness Insidermới đây đã chia sẻ 7 cột mốc để bạn hướng tới trước khi đạt ngưỡng 30 tuổi, cũng đồng thời là những cách chuẩn mực để chúng ta đặt đồng tiền đúng nơi, đúng chỗ.
Xây dựng một "quỹ khẩn cấp"
Cuộc sống đầy ắp những sự bất ngờ, và chúng thường đến vào những lúc bạn không lường trước. Do đó, việc có một quỹ dành dụm đề dành khi khẩn cấp là một điều hết sức quan trọng.
Cần lưu ý rằng số tiền tiết kiệm của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào mức thu nhập của bạn. Tuy nhiên theo nguyên tắc chung, bạn nên để dành khoảng từ 20 đến 30% số tiền lương mỗi tháng để xây dựng quỹ tiết kiệm. Giả sử bạn ra trường năm 24 tuổi, và có công việc với thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Chúng ta để dành 1,5 triệu đồng mỗi tháng, như vậy bình quân mỗi năm quỹ tiết kiệm sẽ có 18 triệu đồng, và nếu không có điều gì xảy đến, năm 30 chúng ta sẽ có quỹ tương ứng 108 triệu đồng.
Hãy đàm phán mức lương của bạn
Chúng ta không thể cứ ngồi làm việc và hy vọng mức lương thưởng sẽ cứ thế mà rơi vào túi. Ngay cả khi bạn làm việc với hiệu suất cao hơn, thì sếp của bạn vẫn có thể sẽ chưa gia tăng mức lương cho bạn vì nhiều lý do khác nhau. Những lúc thế này, chúng ta cần phải ngồi vào bàn và đàm phán về mức lương hợp lý.
Nhiều người, nhất là các bạn trẻ thường ngại khi nói các vấn đề về lương, đặc biệt là ngồi đàm phán với sếp. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà lãnh đạo hiện đại đa số thích nhân viên có trách nhiệm với công việc, và với tiền lương của mình. Họ muốn nhân viên có khát vọng, có sự nỗ lực, và đủ khả năng đấu tranh vì quyền lợi của bản thân. Chính những yếu tố như vậy mới giúp họ có động lực để hoàn thành tốt hơn các công việc được giao, cũng như vươn tới những tầm cao mới.
Để dành ít nhất 10% mức thu nhập của bạn vào một tài khoản hưu trí
Về hưu có thể là một giai đoạn còn khá xa vời đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên người ta vẫn thường nuối tiếc về những điều không làm trong quá khứ, và nếu không tự xây dựng một khoản tiền để dành khi đã về hưu, rất có thể lúc ấy bạn sẽ hối hận vì quyết định của mình.
Điều này càng đúng hơn nếu bạn làm việc ở một công ty tư nhân, nơi sẽ không có khoản tiền hỗ trợ hưu trí giống như các cơ quan nhà nước. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, chúng ta nên để dành khoảng 5-10% mức thu nhập mỗi tháng cho một quỹ hưu trí, hoặc bạn có thể đăng ký một hợp đồng bảo hiểm để gia tăng lợi ích của bản thân.
Xác định mục tiêu và tiết kiệm
Xác định mục tiêu và tiết kiệm là 2 động thái luôn đi kèm với nhau, cần đặc biệt được chú trọng ở các bạn trẻ. Lý do là vì khi còn trẻ, chúng ta thường buông lỏng bản thân, để rồi tham gia vào các hình thức tiêu tiền, hay giải trí phù phiếm. Tất nhiên rằng bạn có quyền để hưởng sự tự do của tuổi trẻ, thế nhưng nếu chúng ta muốn nhanh chóng hướng đến các mục tiêu lớn trong cuộc đời như: Lấy vợ/chồng, mua nhà, mua xe,... Bạn cần có được sự tỉnh táo và cứng rắn trong các quyết định của mình.
Đặt mục tiêu phải giàu có
Người ta thường nghĩ rằng tiền là thứ duy nhất chúng ta có được khi trở nên giàu có. Tuy nhiên trên thực tế, khi có nhiều tiền trong tay, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. Nhiều tiền mang đến sự tự tin, và tầm ảnh hưởng lớn tới gia đình, bạn bè, xã hội. Bạn có thể dễ dàng truyền cảm hứng cho người khác, nuôi dạy con cái tốt hơn, làm chủ được cuộc sống và công việc. Quan trọng hơn hết, tiền là hành trang để dẫn tới các mục tiêu khác trong cuộc sống, bao gồm cả những lý tưởng cao đẹp như làm từ thiện, giúp đỡ người khác, bảo vệ môi trường.
Quản lý chi tiêu cá nhân
Khi chạm tới ngưỡng 30 tuổi, bạn cần nắm rất rõ được các khoản thu nhập và chi tiêu của bản thân. Đây là một kỹ năng mà tác giả bài viết khuyến khích các bạn trẻ nên nắm rõ càng sớm càng tốt. Nếu công việc quá bận rộn và bạn không thể nhớ được các khoản chi tiêu, hãy thử một hình thức quản lý tốt hơn như mua một cuốn sổ tay hoặc sử dụng các phần mềm ghi chú trên điện thoại.
Đầu tư vào bản thân
Không điều gì hiệu quả hơn việc tự đầu tư vào bản thân, bằng cách tham gia các khóa học, rèn luyện tri thức, ngoại ngữ, và cả về mặt sức khỏe, hình thể. Nhiều người quá bận bịu vào công việc để kiếm tiền, hoặc đầu tư vào nhiều công ty khác nhau nhằm sinh lãi, nhưng lại quên đi điều quan trọng nhất là chính bản thân mình. Có trách nhiệm với bản thân, bạn sẽ thấy cuộc sống hạnh phúc hơn, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như đối mặt với các thử thách trong tương lai.