Áp dụng mô hình nhóm huấn luyện giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

PV.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, bởi đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Do đó, áp dụng mô hình nhóm huấn luyện (TWI) là chìa khóa phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong bối hiện nay, việc phát triển lực lượng lao động chất lượng cao là vấn đề sống còn của doanh nghiệp bởi đây là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Chất lượng tăng, giá thành hạ sẽ tạo sức mạnh vững chắc để nâng cao năng lực cạnh tranh và tính ổn định của doanh nghiệp. 

Xác định con người là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã, đang đẩy mạnh áp dụng mô hình nhóm huấn luyện (TWI), coi đây là chìa khóa phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Điển hình như, Công ty TNHH Dừa Định Phú Mỹ, chuyên cung cấp và xuất khẩu những sản phẩm về dừa  

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Dừa Định Phú Mỹ đã không ngừng chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Với mong muốn tìm hiểu, áp dụng các kỹ năng thiết yếu dành cho các cấp giám sát để có thể làm tốt hơn công việc hiện tại và đóng góp vào quá trình xây dựng và chuẩn hóa hệ thống đào tạo, hệ thống cải tiến liên tục của công ty, từ đó nâng cao chất lượng công việc, hướng đến sự phát triển bền vững.

Sau khi áp dụng mô hình TWI đã mang lại những kết quả tích cực cho Công ty trong triển khai các hoạt động đào tạo và thực hiện các hoạt động cải tiến như: Xây dựng tài liệu đào tạo, trang bị đầy đủ kỹ năng đào tạo, chỉ dẫn việc cho đội ngũ giám sát viên giúp rút ngắn thời gian đào tạo, giúp nhân viên mới nhanh chóng làm công việc đúng cách, an toàn, tận tâm, có thể tham gia sản xuất ngay, giảm sai hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, Công ty cũng đã đề xuất 7 đề tài cải tiến và thực hiện thành công 3 đề tài cải tiến giúp giảm lãng phí, nâng cao năng suất, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động; 5 giải pháp phù hợp cho các vấn đề phát sinh trong quan hệ công việc đã giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc, giảm mâu thuẫn, xung đột nội bộ, gia tăng sự hài lòng, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Tiêu biểu trong áp dụng thành công mô hình TWI phải kể đến Công ty TNHH Rau quả Hùng Hậu. Công ty đã áp dụng thành công mô hình này với các “Giám sát tuyến đầu” là những quản đốc, tổ trưởng, chuyền trưởng, nhóm trưởng để duy trì hiệu lực và hiệu quả các hoạt động sản xuất khâu cuối và chuyển giao dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và các bên hữu quan thì đã đạt được các kết quả khả quan ban đầu như:

Kỹ năng chỉ dẫn việc: Xây dựng hơn 15 bảng phân tích công việc cho 3 sản phẩm khóm cấp đông, xoài cấp đông và đu đủ cấp đông. Đồng thời, xây dựng 10 Bảng phân tích các công việc hỗ trợ như kiểm tra chất lượng, bảo trì dụng cụ, máy móc và các công việc khác.

Kỹ năng Tạo mối quan hệ trong công việc: Giúp Giám sát giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất từ đó tăng từ 66 điểm lên 82 điểm giúp doanh nghiệp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng Cải tiến phương pháp làm việc: Với 2 đề tài cải tiến cho 2 công đoạn của sản phẩm Khóm đông lạnh, doanh nghiệp đã tăng năng suất 16% tại công đoạn gọt vỏ khóm và tăng 15% tại công đoạn gấp mắt khóm. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí sản xuất tại 2 công đoạn lần lượt là 70.392.000 đồng/năm và 36.612.000 đồng/năm.