Ba nước vùng Vịnh rút 16 tỷ USD tiền gửi khỏi ngân hàng Qatar
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn các nguồn tin khu vực ngày 28/6 cho biết, ba quốc gia vùng Vịnh là Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã rút 16 tỷ USD tiền gửi ngắn hạn từ các ngân hàng Qatar, động thái có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm USD vốn đã xuất hiện ở Qatar kể từ khi một loạt nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha hôm 5/6.
Các ngân hàng Qatar đang theo đuổi các chính sách tài chính mới, dự kiến được thực thi trong vài ngày tới để cải thiện khả năng thu mua USD.
Quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này đang đứng trước nguy cơ lớn, có thể phá hủy nền kinh tế vốn đã suy yếu sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao với các nước Arab láng giềng. Đồng riyal của Qatar tiếp tục đà giảm mạnh trong những ngày gần đây, xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua khi ghi nhận mức tỷ giá 77,3 riyal đổi 1 USD.
Theo đánh giá của giới phân tích kinh tế khu vực và quốc tế, Qatar đang bên bờ vực của một cuộc suy thoái kinh tế. Nếu xung đột ngoại giao vùng Vịnh không được giải quyết, kinh tế và tình hình tài chính của Qatar có thể phải đối mặt với những mối đe dọa hết sức nghiêm trọng.
Giá cả leo thang và những hiểm nguy của lạm phát là những thách thức lớn. Đặc biệt, sự phụ thuộc quá mức của các ngân hàng Qatar vào nguồn tiền gửi từ nước ngoài chắc chắn tạo những thách thức tồi tệ về thanh khoản đối với nhiều ngân hàng ở nước này.
Nợ nước ngoài của Qatar đã tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, lên khoảng 125 tỷ USD vào cuối tháng 4/2017. Trong khi đó, nợ nước ngoài ròng của các ngân hàng Qatar đã vào khoảng 50 tỷ USD trong cùng kỳ.
Ngoài ra, ngành xây dựng có nguy cơ bị ảnh hưởng do hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng bị đình trệ và điều này chắc chắn tác động bất lợi tới công tác chuẩn bị đăng cai Giải Vô địch Bóng đá Thế giới World Cup 2022.
Qatar phụ thuộc vào tuyến đường bộ để vận chuyển vật liệu xây dựng từ Saudi Arabia. Doha đang thúc đẩy các dự án hạ tầng có tổng kinh phí trên 200 tỷ USD để đăng cai World Cup 2022. Một khi nhiều công ty thầu khoán nước ngoài rút khỏi các dự án, nước này rất có thể mất quyền đăng cai giải túc cầu lớn nhất hành tinh.
Sau khi cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh bùng phát, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đã hạ mức đánh giá tín nhiệm dài hạn của Qatar từ AA xuống AA-, đồng thời cảnh báo kinh tế nước này đang đối mặt với các triển vọng tiêu cực.
Quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này đang đứng trước nguy cơ lớn, có thể phá hủy nền kinh tế vốn đã suy yếu sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao với các nước Arab láng giềng. Đồng riyal của Qatar tiếp tục đà giảm mạnh trong những ngày gần đây, xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua khi ghi nhận mức tỷ giá 77,3 riyal đổi 1 USD.
Theo đánh giá của giới phân tích kinh tế khu vực và quốc tế, Qatar đang bên bờ vực của một cuộc suy thoái kinh tế. Nếu xung đột ngoại giao vùng Vịnh không được giải quyết, kinh tế và tình hình tài chính của Qatar có thể phải đối mặt với những mối đe dọa hết sức nghiêm trọng.
Giá cả leo thang và những hiểm nguy của lạm phát là những thách thức lớn. Đặc biệt, sự phụ thuộc quá mức của các ngân hàng Qatar vào nguồn tiền gửi từ nước ngoài chắc chắn tạo những thách thức tồi tệ về thanh khoản đối với nhiều ngân hàng ở nước này.
Nợ nước ngoài của Qatar đã tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, lên khoảng 125 tỷ USD vào cuối tháng 4/2017. Trong khi đó, nợ nước ngoài ròng của các ngân hàng Qatar đã vào khoảng 50 tỷ USD trong cùng kỳ.
Ngoài ra, ngành xây dựng có nguy cơ bị ảnh hưởng do hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng bị đình trệ và điều này chắc chắn tác động bất lợi tới công tác chuẩn bị đăng cai Giải Vô địch Bóng đá Thế giới World Cup 2022.
Qatar phụ thuộc vào tuyến đường bộ để vận chuyển vật liệu xây dựng từ Saudi Arabia. Doha đang thúc đẩy các dự án hạ tầng có tổng kinh phí trên 200 tỷ USD để đăng cai World Cup 2022. Một khi nhiều công ty thầu khoán nước ngoài rút khỏi các dự án, nước này rất có thể mất quyền đăng cai giải túc cầu lớn nhất hành tinh.
Sau khi cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh bùng phát, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đã hạ mức đánh giá tín nhiệm dài hạn của Qatar từ AA xuống AA-, đồng thời cảnh báo kinh tế nước này đang đối mặt với các triển vọng tiêu cực.