Bán rượu dưới mọi hình thức đều phải có giấy phép
“Sắp tới, muốn bán rượu với mọi loại hình thức đều phải có giấy phép” – ông Phan Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) cho biết tại tọa đàm “Ngộ độc rượu methanol – Thực trạng và Giải pháp” do Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA) vừa tổ chức.
Tại Hội thảo này, TS. Nguyễn Duy Thịnh – Đại diện Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, biện pháp để chống ngộ độc methanol cần cụ thể tới từng đơn vị liên quan, đối với cơ sở sản xuất rượu thủ công cần sản xuất rượu thủ công bằng nguyên liệu có chất lượng tốt (gạo nếp, gạo tẻ, ngô không bị mốc), sử dụng men có chất lượng tốt, ổn định, có nguồn gốc xuất xứ, ít nhất nên chưng cất 2 lần, cần bỏ phần cất rượu đầu tiên. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất phải đăng ký sản xuấ,t đăng ký chất lượng và có bao bì nhãn mác.
Còn đối với cơ sở sản xuất rượu pha chế tuyệt đối không sử dụng cồn công nghiệp và cồn metanol để pha rượu, chỉ sử dụng cồn thực phẩm để pha chế rượu.
Đặc biệt, theo TS. Nguyễn Duy Thịnh, người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình, bằng cách sử dụng các sản phẩm rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó cần phải tự kiềm chế lượng rượu uống trong một bữa rượu, trong một ngày và giảm dần mức độ uống rượu.
TS. Nguyễn Duy Thịnh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các cơ quan chức năng, cần kiểm tra chặt chẽ các nguồn cồn công nghiệp và các cơ sở sản xuất rượu. Cụ thể, hướng dẫn cho dân quy trình công nghệ tốt nhất và phù hợp nhất để sản xuất rượu.
Tuy nhiên, theo ông Trần Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: “Nếu đặt vấn đề quản lý, hay giấy phép là không khả thi với các hộ sản xuất kinh doanh truyền thống nhỏ lẻ”
Đồng quan điểm như trên về vai trò của địa phương, ông Phan Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) cho rằng, quản lý rượu đã có 2 đợt sửa đổi Nghị định. Trong đó, đối với sản xuất công nghiệp đã quy định chặt chẽ, bán buôn, bán lẻ và nhà phân phối, quản lý tương đối tốt. Nhưng cái khó nhất là quản lý rượu thủ công, rượu tự nấu. “Khó vì nấu rượu có từ ngàn đời, nhiều nơi còn sản xuất rượu không phải vì mục tiêu bán rượu mà còn là chăn nuôi và phục vụ nhu cầu bản thân” – ông Dũng dẫn nhìn nhận.
Ông Dũng đề xuất, sản xuất có thể không cần giấy phép, nhưng bán rượu thì phải có giấy phép. Điều này lại đặt ra vấn đề, có thể quản lý được cơ sở bán buôn, nhưng bán lẻ ở các xóm, làng, lại là bài toán cho cơ quan quản lý sở tại.
“Sắp tới có quy định muốn bán rượu với mọi loại hình thức đều phải có giấy phép. Vì vậy, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở cũng cần phải đơn giản, thuận tiện hơn, tăng cường vai trò quản lý của địa phương, xã phường” – ông Dũng nhấn mạnh.
Còn đối với cơ sở sản xuất rượu pha chế tuyệt đối không sử dụng cồn công nghiệp và cồn metanol để pha rượu, chỉ sử dụng cồn thực phẩm để pha chế rượu.
Đặc biệt, theo TS. Nguyễn Duy Thịnh, người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình, bằng cách sử dụng các sản phẩm rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó cần phải tự kiềm chế lượng rượu uống trong một bữa rượu, trong một ngày và giảm dần mức độ uống rượu.
TS. Nguyễn Duy Thịnh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các cơ quan chức năng, cần kiểm tra chặt chẽ các nguồn cồn công nghiệp và các cơ sở sản xuất rượu. Cụ thể, hướng dẫn cho dân quy trình công nghệ tốt nhất và phù hợp nhất để sản xuất rượu.
Tuy nhiên, theo ông Trần Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: “Nếu đặt vấn đề quản lý, hay giấy phép là không khả thi với các hộ sản xuất kinh doanh truyền thống nhỏ lẻ”
Đồng quan điểm như trên về vai trò của địa phương, ông Phan Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) cho rằng, quản lý rượu đã có 2 đợt sửa đổi Nghị định. Trong đó, đối với sản xuất công nghiệp đã quy định chặt chẽ, bán buôn, bán lẻ và nhà phân phối, quản lý tương đối tốt. Nhưng cái khó nhất là quản lý rượu thủ công, rượu tự nấu. “Khó vì nấu rượu có từ ngàn đời, nhiều nơi còn sản xuất rượu không phải vì mục tiêu bán rượu mà còn là chăn nuôi và phục vụ nhu cầu bản thân” – ông Dũng dẫn nhìn nhận.
Ông Dũng đề xuất, sản xuất có thể không cần giấy phép, nhưng bán rượu thì phải có giấy phép. Điều này lại đặt ra vấn đề, có thể quản lý được cơ sở bán buôn, nhưng bán lẻ ở các xóm, làng, lại là bài toán cho cơ quan quản lý sở tại.
“Sắp tới có quy định muốn bán rượu với mọi loại hình thức đều phải có giấy phép. Vì vậy, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở cũng cần phải đơn giản, thuận tiện hơn, tăng cường vai trò quản lý của địa phương, xã phường” – ông Dũng nhấn mạnh.