Bất động sản phía Bắc TP. Hồ Chí Minh đang cất cánh
Trước năm 2010, toàn bộ thị trường khu Bắc TP. Hồ Chí Minh chỉ là những căn nhà xập xệ. Ngay sau khi tuyến đường Phạm Văn Đồng nối trục kinh tế TP. Hồ Chí Minh Đông Nam Bộ hoàn thành năm 2015, phía Bắc TP. Hồ Chí Minh đã phát triển một thị trường bất động sản sầm uất.
Tuyến đường làm nên thị trường khu Bắc
Đại lộ Phạm Văn Đồng thuộc tuyến đường vành đai số 1 tại TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến Ngã tư Linh Xuân thuộc quận Thủ Đức sau đó tuyến đường này nối vào trục giao thông Quốc lộ 1A đi các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, trục đường này còn nối thẳng vào tuyến đường Quốc lộ 1K đi TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Quốc lộ 13 đi tỉnh Bình Dương, đây là trục kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Tây Nguyên.
Tuyến đường được xây dựng từ năm 2008, do tập đoàn Engineering Contruction đến từ Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Đây cũng là dự án đầu tiên tại Việt Nam do nước ngoài đầu tư xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), dự án có tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD với 12 làn xe, chiều dài 12km đây là tuyến đường nội đô đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh nối điểm đầu tại Ngã năm Nguyễn Thái Sơn, Quận Gò Vấp và điểm cuối là nút giao thông Linh Xuân, Quận Thủ Đức.
Dự án này đã phần nào giải quyết được nhu cầu giao thông của TP. Hồ Chí Minh nói chung và Khu vực Đông Bắc nói riêng. Đây là tuyến đường chính kết nối từ Sân Bay Tân Sơn Nhất qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc CTCP địa ốc Phú Đông Group cho biết, trước những năm 2010, khi dự án này đang thực hiện, toàn bộ tuyến đường chạy qua đều là khu nhà dân lụp xụp bởi từ trước đó khu vực này ít được phát triển về kinh tế bởi hệ thống giao thông kết nối kém phát triển. Đặc biệt là thị trường bất động sản khu vực này vốn trầm lắng, người dân sinh sống đông, nhưng lại rất ít dự án bất động sản được xây dựng tại khu vực này chính vì vậy trong bản đồ thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh thì khu vực này được cho là không.
Tuy nhiên, chỉ khi tuyến đường Phạm Văn Đồng được xây dựng và đưa vào hoạt động, mọi chuyện đã thay đổi lớn và thị trường ghi nhận những dự án bất động sản lớn tại khu vực này như đoạn đầu của đường Phạm Văn Đồng nối với sân bay Tân Sơn Nhất và đường Nguyễn Kiệm quận Tân Bình là 6 dự án chung cư của Tập đoàn Novaland hình thành năm 2015 hiện đã bàn giao cho người dân về ở năm 2017. Tiếp đó là dự án của Tập đoàn Hà Đô xây dựng năm 2014 đưa vào hoạt động năm 2016.
Tiếp đó là dự án khu đô thị của CityLand mang tên Garden Hills với các sản phẩm nhà phố thương mại, biệt thự và giờ là chung cư. Dự án này hình thành ngay sau khi tuyến đường Phạm Văn Đồng đưa vào hoạt động 1 năm. Cũng trong năm 2015, trung tâm thương mại Emart lớn đầu tiên xuất hiện tại khu Bắc hình thành và đưa vào hoạt động bám sát trục đường Phạm Văn Đồng.
Tiếp đến là cuộc đổ bộ dự án mới trong năm 2016 của Tập đoàn Đại Phúc với dự án Van Phuc City rộng 198ha với các dòng sản phẩm biệt thự, nhà phố thương mại, chung cư, khu vui chơi giải trí tại đường Quốc lộ 13 chỉ cách đường Phạm Văn Đồng 2km.
Cuộc đổ bộ lớn nhất đến từ Tập đoàn Đất Xanh với hơn 6 dự án bất động sản được phát triển trên trục đường Phạm Văn Đồng từ năm 2015 tới nay như Opal Skyview, Opal Garden, Chung Cư Opal BouleVard…
Cùng đó là cái tên như dự án HL Phú Đông của Phú Đông Group phát triển dự án với dòng sản phẩm là nhà phố, chung cư. Tiếp sau thành công này, năm 2018 Phú Đông Group tiếp tục đưa ra dự án Phú Đông Premier với hơn 600 căn hộ chung cư cao cấp và đang được bàn giao nhà cho khách hàng.
“Với hàng chục dự án bất động sản được mọc ra chỉ từ năm 2014 khi mà tuyến đường Phạm Văn Đồng đưa vào hoạt động đã vẽ lại bản đồ thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh khi mà không chỉ có khu Nam, Đông, Tây mà giờ đây có cả khu Bắc khi không chỉ các quận phía Đông Bắc hưởng lợi mà cả thị trường của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đều hưởng lợi khi tuyến đường hình thành”, ông Phúc nói.
Cuộc đổ bộ của doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu
Giới phân tích thị trường cho rằng, thực tế thì cuộc đổ bộ của doanh nghiệp địa ốc vào thị trường bất động sản dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng mới chỉ bắt đầu bởi dọc tuyến đường này quỹ đất vẫn còn rất lớn, tiềm năng mở rộng khi các nhánh đường kết nối vùng bắt đầu hình thành.
Trong đó, có thể nhìn thấy ở việc Bản quy hoạch Vùng TP. Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ công bố tháng 1/2018 tiếp tục Quy hoạch khu Bắc gồm quận Thủ Đức, tỉnh Bình Dương là trục kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Tây Nguyên bằng trục đường Quốc Lộ 13.
Bên cạnh đó, đầu năm 2018, UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương đồng nhất trí sẽ kéo dài tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tới huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Lý giải điều này, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết việc mở rộng tuyến đường sắt số 1 tới huyện Dĩ An nằm trong chính sách kết nối vùng TP. Hồ Chí Minh mở rộng mà TP. Hồ Chí Minh đề ra tại Đại hội Đảng bộ các cấp lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2020. Mà tuyến đường Phạm Văn Đồng là truyến đường xương sống của toàn bộ bản quy hoạch này.
Khu Bắc cũng đang trong tâm điểm của quy hoạch các dự án giao thông trọng điểm sẽ được triển khai trong năm 2019 mà UBND TP. Hồ Chí Minh vừa thông qua. Đơn cử như Tuyến đường Quốc lộ 13 từ quận Bình Thạnh tới điểm cuối là huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, dự án mở rộng diện tích lòng đường lên 60m, tổng vốn trên 5.000 tỷ đồng. Hoàn thành việc di dời bến xe Miền Đông về bến xe Miền Đông mới tại quận 9. Xây mới cầu Bình Lợi…
Một điều đặc biệt nữa mà truyến đường Phạm Văn Đồng nắm giữ đó là mật độ dân số khu vực này hiện đang thấp nhất TP. Hồ Chí Minh cũng như tỉnh Bình Dương. Đơn cử như tại quận Thủ Đức, lượng dân số năm 2018 được công bố mới là 524.670 người. Huyện Dĩ An là 415.350 người, trong đó mật độ đô thị hóa lên tới 85%. Với mật độ dân số không đông như hiện nay, đây là khu vực thoáng và nhiều tiềm năng phát triển nhất.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường bất động sản DKRA Vietnam cho biết, khu Bắc TP. Hồ Chí Minh hiện nay có lợi thế sinh lời khá lớn và có thể nhìn vào các vấn đề sau: Thứ nhất là giá đất tại khu vực này hiện đang thấp nhất TP. Hồ Chí Minh hiện nay, giá đất giao động từ 30 đến 35 triệu của chung cư và trên 40 triệu của nhà đất. Trong khi đó, tại khu Thủ Đức chỉ cách đó vài trăm mét giá nhà chung cư thấp nhất là 45 triệu/km.
Đặc biệt, giá nhà, đất tại huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương cũng có mức độ rẻ hơn vì giá thuế đất tại đây được tính theo giá của tỉnh Bình Dương, trong khi đó người dân lại hưởng những tiện ích và cuộc sống của TP. Hồ Chí Minh như bước chân qua quận Thủ Đức, Quận 9 đi về Sân Bay, lưu thông vào trung tâm TP. Hồ Chí Minh qua các trục đường Xa lộ Hà Nội, Đinh Bộ Lĩnh…
“Có một điều thấy rõ, đó là ở các khu vực như Đông, Nam của TP. Hồ Chí Minh hiện hiếm có dự án mới được triển khai, giá lại cao và kết nối giao thông, tiện ích sống cũng như tại khu Bắc, nhưng hiện giá đất khu Bắc rẻ, mất độ dân số thưa, mức lợi nhuận bất động sản cao. Các dự án cao cấp liên tục xuất hiện tại đây”, ông Lâm cho biết.
Theo tìm hiểu, từ đâu năm 2020 tới nay, thị trường khu Bắc liên tục xuất hiện những dự án mới với số lượng căn hộ cao kỳ lục. Cụ thể là việc mới đây Tập đoàn Hưng Thịnh Corp ra mắt dự án New Galaxy tại làng Đại Học TP. Hồ Chí Minh, dự án xây dựng trên diện tích 2,9ha, với 6 Block chung cư cao 19 tầng gồm 2.000 căn hộ chung cư.
Công ty Phú Đông Group thì đang phát triển dự án Phú Đông Sky Garden tại đường Phạm Văn Đồng, TP Dĩ An tỉnh Bình Dương. Dự án có diện tích hơn 6.000 m2, cao 27 tầng gồm 1 tầng hầm, 4 tầng TMDV & tiện ích, 23 tầng căn hộ. Tổng số căn hộ 640 căn hộ, trong đó lần đầu tiên thị trường khu vực này có dòng căn hộ Sky PentStudio, Sky PentVila.
Ngoài ra, nhưng thương hiệu lớn như Đất Xanh, Hà Đô, Lê Phong, Nam Long, Thủ Đức Houes… cũng đang phát triển dự án bất động sản tại đây và dự kiện sẽ ra hàng trong thời gian tới.