Brexit không ảnh hưởng thương mại tự do Việt Nam - EU

Theo daibieunhandan.vn

Theo bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng Phòng Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), sự kiện Brexit nước Anh sẽ chia tay EU, nhưng việc nước Anh rời khỏi EU sẽ không ảnh hưởng tới Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), có chăng nếu trước đây chúng ta có cơ hội tiếp cận thị trường 28 nước EU thì giờ đây chỉ còn 27 nước.

Phóng viên: Thưa Bà, doanh nghiệp Việt Nam đã đón nhận như thế nào về EVFTA ?

Brexit không ảnh hưởng thương mại tự do Việt Nam - EU - Ảnh 1

Bà Phùng Thị Lan Phương

Bà Phùng Thị Lan Phương: Điều tra mức độ hiểu biết doanh nghiệp mà Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa thực hiện đã cho thấy có 70% doanh nghiệp ủng hộ và chỉbiết về hiệp định. Còn số lượng doanh nghiệp tìm hiểu sâu hiệp định và có đóng góp khuyến nghị trong quá trình đàm phán chỉ chiếm 20% doanh nghiệp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa hiểu rõ về EVFTA vì văn bản tiếng Việt hiện chưa có chính thức và chỉ công bố bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động vật (SPS) của EUtại Việt Nam cũng đã gửi nhiều thông báo giới thiệu các biện pháp SPS trên website nhưng lại không hề thu nhận được phản hồi từ doanh nghiệp.

Theo Bà, trong tương lai EVFTA sẽ có tác động như thế nào đếndoanh nghiệp Việt Nam?

Theo EVFTA, EU đã công nhận bảo hộ 39 sản phẩm ở Việt Nam, đây là lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp nông sản. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp cho doanh nghiệpbảo đảmchất lượng hàng hóa tới người tiêu dùng -Bà Phùng Thị Lan Phương.

EVFTA mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Bởi Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên ký FTA với EU. Nếu hiệp địnhcóhiệu lực, trong thời gian trước mắtcác doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong các nước ASEAN không có EVFTA với EU. Lúc đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông thủy sản.

Bởi sau khi vào EVFTA thuế đối với các mặt hàng này sẽ về 0%. Ngoài ra, EVFTA tạo ra cơ hội thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam. EVFTA cam kết quyền lợi nhà đầu tư nước ngoài, bảo hộ đầu tư,từ đó các nhà đầu tư tự tin hơn khi vào Việt Nam. Đồng thời, những nhà đầu tư EU đang sở hữu nhiều công nghệ quản lý tốt về nông nghiệp và có mong muốncó sự tăng trưởng mạnh về lĩnh vực này, bởi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam có sự hộiđủ lợi thếvề đất đai.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư lo lắngtrước sự kiện Brexit thìnước Anh rời khỏi EU. Vậy vấn đề này có ảnh hưởng đến Hiệp định EVFTA không thưa Bà ?

Dù đà tăng trưởng song phương diễn ra khá mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015. Cụ thể, gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử…

Tuy nhiên, ở nhóm mặt hàng này thì Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn vào các nhà sản xuất đa quốc gia như Samsung, Sony... hơn là thỏa thuận thương mại ở cương vị quốc gia giữa Việt Nam với Anh. Vì vậy, việc Anh rời khỏi khối EU cũng không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam. Có chăng, trước đây thị trường EU là 28 nước thì nay còn 27 nước.

Theo dự kiến EVFTA sẽ hiệu lực 2018, tùy thuộc quy trình phê duyệt EU và Việt Nam. Còn việc nước Anh có tiếp tục thực hiện cam kết EVFTA đối với Việt Nam hay không thì không biết trước được và có hai giả thuyết đưa ra: hoặc là có, hoặc là không.Tuy nhiên tôi tin rằng nước Anh vẫn thực hiện các cam kết trong WTO, bởi công việc đàm phán thương mại lại giữa Anh và các nước sẽ mất rất nhiều thời gian, do vậy nên nước Anh sẽ tiếp tục thực hiện cam kết như đã thỏa thuận.

Xin cảm ơn Bà !