Cá tra, gạo, thịt bò, đậu tương ra sao sau TPP?

Theo Trí thức trẻ

TPP hứa hẹn sẽ mang tới một thay đổi mô hình thương mại toàn cầu trong các sản phẩm về thịt và sữa, nhưng cũng đem đến bất lợi cho ngành nông nghiệp của một số nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nông sản luôn dẫn đầu trong top ngành hàng xuất khẩu của Mỹ, do vậy việc tăng cường tiếp cận vào thị trường nước ngoài là một mục tiêu đàm phán quan trọng để Mỹ ký kết hiệp định xuyên Thái Bình Dương.

TPP hứa hẹn sẽ mang tới một thay đổi mô hình thương mại toàn cầu trong các sản phẩm về thịt và sữa: các sản phẩm từ bò sữa luân chuyển trên toàn Thái Bình Dương, từ Mỹ tới châu Á, từ Australia tới Canada. Cùng lúc đó sản lượng lương thực như ngô và đậu nành cũng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên TPP cũng đem đến bất lợi cho ngành nông nghiệp của một số nước và đó cũng chính là lý do khiến quá trình đàm phán kéo dài đến vậy. Dưới đây là một số tác động của TPP đến bức tranh nông nghiệp thế giới.

Nông dân trồng đậu tương Mỹ đã gặt được thành công lớn

Trên lý thuyết, đối tượng được nhiều lợi nhất từ hiệp định TPP trong nông nghiệp Mỹ chắc chắn là các nông dân và chủ trang trại, do thuế nhập khẩu thịt giữa các quốc gia TPP được cắt giảm. Trong nhiều trường hợp, nó còn thể xóa bỏ hoàn toàn mọi rào cản. Ký kết TPP sẽ đem đến cho các nhà sản xuất của Mỹ cơ hội bán được nhiều hơn thịt bò và gà tại các thị trường tiềm năng mới nổi như Việt Nam, Malaysia …

Nhưng trên thực tế, nông dân trồng đậu tương mới là người hưởng phần lợi lớn nhất. TPP không chỉ giúp những nông dân này có cơ hội xuất khẩu mà còn tạo nên nhu cầu lớn về đậu tương cho chăn nuôi trong nước.

- Lợi ích xuất khẩu: Mỹ có được lợi nhuận lớn nhất nhờ vào xuất khẩu đậu tương so với bất cứ nông sản khác. Lượng đậu tương và các thành phẩm mà Mỹ xuất khẩu sang các nước TPP có tổng giá trị lên tới 5,5 tỷ USD trong năm nay. Người trồng đậu tương tin rằng, một khi khách hàng không phải trả mức giá cao hơn cho thuế phí thì họ sẽ mua với lượng lớn hơn.

- Lợi ích trong nước: Điều làm hiệp hội đậu tương Mỹ hài lòng nhất là việc giảm thiểu rào cản xuất- nhập khẩu thịt. Do trong khi hơn một nửa người trồng đậu tương xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì giờ đây thị trường nội địa đang có sự mở rộng, làm tăng như cầu về thức ăn đậu tương cung cấp cho chăn nuôi trong nước. Lượng thịt từ Mỹ mà người châu Á sử dụng càng lớn do vậy lượng thức ăn chăn nuôi được nông trại Mỹ sử dụng tăng lên không ít.

Ngành công nghiệp này cũng mang lại thêm một hiệu ứng thứ ba. "Nếu TPP giúp tạo ra một tầng lớp khách hàng thượng lưu tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam, Malaysia thì điều này cũng là điều có lợi cho nông nghiệp Mỹ", Patrick Dempsey - Giám đốc chính sách truyền thông của hiệp hội đậu tương Mỹ nhận định.

Rào cản cho thịt bò sẽ vẫn tồn tại tại Nhật Bản

Khác biệt với các quốc gia châu Á đang phát triển, các quốc gia còn lại thuộc TPP vẫn sẽ duy trì các rào cản như một biện pháp bảo vệ những nhà sản xuất trong nước.

Khoảng 2 tỷ USD giá trị thịt bò được vận chuyển từ Mỹ tới Nhật Bản vào năm ngoái, bất chấp thuế nhập khẩu lên tới 35%. Nhưng ngay cả giữa những người nông dân thì cũng có những quan điểm trái chiều về việc TPP giúp cải thiện hoạt động thâm nhập thị trường Nhật Bản.

TPP quyết liệt cắt giảm thuế nhập khẩu của Nhật Bản: có thể mức thuế này sẽ xuống còn 9%. Nhưng vẫn sẽ luôn tồn tại “rào bảo vệ” còn được biết đến là “bước dật lùi” mà nhờ đó Nhật Bản có thể đưa thuế nhập khẩu cao trở lại nếu lượng thịt bò nhập khẩu tăng lên quá nhanh.

Hội liên hiệp nông dân quốc gia- NFU nói biện pháp phòng liệu này về cơ bản sẽ xóa sạch toàn bộ ích lợi của nông dân Mỹ đến từ sự suy giảm của thuế tại Nhật Bản.

Kent Bacus đến từ hiệp hội người chăn nuôi bò quốc gia- NCBA có suy nghĩ lạc quan hơn, họ tin rằng biện pháp này của Nhật Bản không hoàn toàn lý tưởng và nó cũng tốt hơn so với những khuôn khổ hiện tại.

Nhật Bản mua 84.700 tấn gạo từ nông dân mỗi năm để ... tích trữ

Việc tham gia vào TPP đã tạo ra quyết định bất thường của chính phủ Nhật Bản về ngành công nghiệp gạo của nước này.

Chính phủ Nhật đã có những sự nhượng bộ với các quốc gia có ý định xuất khẩu gạo tại thị trường Nhật Bản vào phút chót và đây là vấn đề gây tranh cãi đến vòng đàm phán cuối cùng. Nhật đã đồng ý giảm nhẹ thuế nhập khẩu và đặt hạn ngạch cho phép Mỹ cùng Australia xuất khẩu khoảng 84,700 tấn gạo mỗi năm với thuế suất 0%.

Tuy nhiên Nhật cũng bù đắp lại bằng cách đồng ý mua 84.700 tấn gạo được sản xuất trong nước mỗi năm để tích trữ và ngăn đà giảm của giá gạo trong nước. Đây là một cách để bảo hộ ngành sản xuất gạo của Nhật Bản.

Bảo hộ chăn nuôi bò sữa Canada được tạo thuận lợi hoạt động

Vấn đề về ngành bơ sữa Canada sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu năm nay. Ngành công nghiệo này hiện đang bị chi phối bởi một học thuyết có tên “quản lý nguồn cung” mà theo Sylvain Charlebois từ đại học Guelph giải thích thì điều này có nghĩa là “sản xuất đủ lượng trong nước cần, và chỉ vậy thôi”.

Sản xuất sữa tại Canada được quy định bởi nhu cầu người dùng, không chỉ hoàn toàn không đáp ứng được cho hoạt động xuất khẩu mà còn không cho phép miễn thuế nhập khẩu được thực thi.

TPP tuy không hoàn toàn khiến cho thị trường bơ sữa Canada mở cửa nhưng nó khiến cho con đường tiếp cận thị trường được mở rộng. Thỏa thuận quy định Canada phải nhập vào lượng bơ sữa bằng 3,25% lượng sản xuất trong nước hiện có.

Các quốc gia có thế mạnh trong ngành công nghiệp này như New Zealand hay Autralia hoàn toàn nản chí khi thỏa thuận không làm tăng thêm cơ hội bước chân vào thị trường sữa của Canada (cũng tương tự với thị trường đường như ở Mỹ). Nhưng đây là một thay đổi cơ bản trong chính sách điều tiết bơ sữa của Canada, không còn tồn tại như một quốc gia sản xuất đủ dùng thuần túy mà giờ đây sẽ có thay đổi khác biệt.

Nhưng nông dân chăn nuôi bò sữa tại Canada, những người tin tưởng rằng điều tốt nhất cho họ là khi không có nhập khẩu sữa vào thị trường trong nước giờ đang rất lo lắng về sự “xói mòn chậm” của hoạt động quản lý cung ứng.

Mỹ sẽ gặp trở ngại về cá da trơn

TPP khuyến khích các quốc gia bãi bỏ quy định về an toàn thực phẩm bằng cách đẩy nhanh các cuộc tranh chấp. Quốc gia thua cuộc sẽ phải gỡ hàng rào thuế quan đối với quốc gia chiến thắng.

Các tranh chấp xảy ra, nó sẽ được xử lý nhanh chóng và không nhất thiết được thông qua một cách chính thức. Đây là phương thức điển hình của Mỹ khi tranh chấp về các điều kiện vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS). Do có sức mạnh về kinh tế lớn hơn nên trong phần lớn các cuộc tranh chấp phần thắng luôn nghiêng về Mỹ.

Điều khoản về SPS trong TPP không trực tiếp thiết lập các tiêu chuẩn về vấn đề này mà đưa ra một thỏa thuận trong đó tất cả các nước thành viên nhất trí áp dụng những quy định giống nhau về an toàn và kiểm dịch.

Năm 2008, đặc biệt ở các bang như Mississippi và Lousiana đã thành công vận động chính phủ tăng quy định kiểm tra cá da trơn. Cá da trơn được sắp xếp dưới sự quản lý của Bộ nông nghiệp Mỹ- nơi kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Người nuôi cá lo gnại rằng việc nhập khẩu các da trơn từ Việt Nam- nơi có quy chuẩn thấp hơn so với Mỹ.

Việt Nam đã đe dọa sẽ không mở cửa cho bò Mỹ nếu như Mỹ không loại bỏ những rào cản vô lý đối với cá tra. Cuối cùng thì trong hiệp định TPP cũng như thỏa thuận riêng giữa Mỹ và Việt Nam đã không xuất hiện quy định nào bất lợi cho ngành cá tra Mỹ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam không thể kiện Mỹ đã có hành động phản khoa học.