Các bước áp dung BSC hiệu quả cho doanh nghiệp

Hạ Băng

Balanced Scorecard (BSC) là một hệ thống quản trị chiến lược, giúp doanh nghiệp thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả các mục tiêu đã đề ra.

Để việc sử dụng BSC đem lại hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần chú ý áp dụng 4 bước
Để việc sử dụng BSC đem lại hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần chú ý áp dụng 4 bước

Ngoài các vấn đề về tài chính, BSC còn tập trung vào 3 yếu tố phi tài chính khác là khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.

BSC là một mô hình xây dựng chiến lược với nhiều công dụng. Tuy nhiên, để việc sử dụng BSC đem lại hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần chú ý áp dụng 4 bước.

Thứ nhất là kiểm soát được các dữ liệu trong mô hình BSC. Nếu doanh nghiệp đang quá tải với các dữ liệu thì đừng cố gắng đưa chúng vào BSC.

Thay vào đó, hãy tham khảo các quy trình kiểm soát dữ liệu sau: Các yếu tố mục tiêu trong BSC nên được giới hạn từ 10 - 15 mục tiêu; chuẩn bị trước câu hỏi về các yếu tố mục tiêu và nhấn mạnh vào các con số có thể đo lường được.

Trước 1 - 2 ngày họp, hãy gửi trước cho nhân viên tài liệu của các yếu tố mục tiêu và yêu cầu họ nghiên cứu trước. Đưa ra các quyết định và ghi lại những điều quan trọng trong cuộc họp, nhắc nhở nhân viên chịu trách nhiệm về nó.

Thứ hai là đo lường và đánh giá được các yếu tố mục tiêu trong mô hình. Để đo lường và đánh giá được các yếu tố mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng các ký hiệu hoặc màu sắc khác nhau.

Ví dụ, màu đỏ là yếu tố mục tiêu cần bổ sung hoặc trợ giúp thêm tài nguyên. Màu vàng là yếu tố mục tiêu gặp một chút trở ngại nhưng có thể tự xử lý được hoặc đang đi đúng hướng. Màu xanh lá cây là  yếu tố mục tiêu đang đi đúng hướng.

Lưu ý, việc đánh giá cần khách quan để tránh các trường hợp nhầm lẫn, có thể thành lập hội đồng đánh giá nếu cần thiết.

Thứ ba là dựa vào KPI để đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu. KPI là công cụ quản lý hiệu suất khi  giao công việc và trách nhiệm cho nhân viên. Để việc đánh giá được hiệu quả, doanh nghiệp nên sử dụng cả hai công cụ BSC và KPI.

Tùy vào các yếu tố mục tiêu, doanh nghiệp cần đặt KPI phù hợp. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hiệu suất làm việc và có hướng điều chỉnh hợp lý.

Thứ tư là kết nối các yếu tố mục tiêu lại với nhau. Doanh nghiệp có thể linh hoạt khi kết nối các mục tiêu này miễn là không có yếu tố mục tiêu nào đứng riêng lẻ.

Vậy là doanh nghiệp đã hoàn thành mô hình BSC một cách tối ưu nhất, góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng. Áp dụng BSC để có được con đường ngắn nhất đưa doanh nghiệp đến thành công.