Các bước mấu chốt giúp doanh nghiệp cải tiến năng suất hiệu quả
Đứng trước sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức lớn. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng và tối ưu hiệu quả những quy trình cải tiến, các nhà sản xuất có thể giảm thiểu sự lãng phí, đưa ra nhiều chiến lược phát triển có lợi.
Tập trung vào cải tiến năng suất
Cải tiến trong sản xuất là việc doanh nghiệp tập trung vào cải tiến năng suất trong nhà máy. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa quy trình, đồng thời phát triển và tăng công suất làm việc của các hệ thống máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình sản xuất thông minh, lắp ráp thêm linh kiện, nâng cấp hệ thống hoặc có thể mua mới toàn bộ hệ thống làm việc của nhà máy…
Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi bản thân doanh nghiệp cần có một nguồn tài chính đủ mạnh để thay đổi và duy trì nó. Đổi lại, việc thực hiện một chiến lược cải tiến hiệu quả sẽ đem đến một sự thay đổi mang tính đột phá tới lợi nhuận và năng suất làm việc của doanh nghiệp.
Có 6 bước cơ bản thực hiện quy trình cải tiến. Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tập trung xem lại quy trình sản xuất trong nhà máy. Cần tìm ra hoạt động nào đang gây cản trở để đưa ra quy trình cải tiến mới phù hợp hơn.
Bước hai là xem lại quy trình hiện tại: Doanh nghiệp cần tập trung xem lại quy trình thực hiện sản xuất trong nhà máy. Thông thường, cần tìm ra hoạt động nào đang gặp vấn đề để đưa ra quy trình cải tiến thích hợp.
Sau đó là đo lường: Bằng cách sử dụng dữ liệu như thời gian cần để hoàn thành một công việc, số lượng lao động cần…, doanh nghiệp có thể kiểm tra độ hiệu quả của quy trình hiện tại.
Đề ra mục tiêu cải tiến: Sau khi xác định được được vấn đề cần cải tiến trong quy trình hiện tại, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu cải tiến để đội/nhóm có thể đi đúng hướng và dễ dàng đo lường hiệu quả.
Cải tiến: Sau khi ước lượng các chỉ số với những yêu cầu đã đặt ra, doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án tối ưu và hiệu quả hơn để thực hiện mục tiêu cải tiến trong sản xuất.
Tiêu chuẩn hóa: Khi các bước trên đã mang lại hiệu quả; doanh nghiệp nên sử dụng những yêu cầu trên và biến chúng thành những quy định làm việc để mang lại hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất trong nhà máy.
Lặp lại: Quay trở lại bước đầu tiên và thực hiện lại một lần nữa.
3 ý tưởng cải tiến trong sản xuất hiệu quả
Để cải tiến trong sản xuất hiệu quả, thứ nhất, doanh nghiệp có thể cải tiến văn hóa làm việc trong doanh nghiệp: Rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang xoay sở để tìm ra định hướng, mời gọi những người giỏi hay là trang bị thêm những thiết bị máy móc với chi phí thấp…
Tuy nhiên, để có thể cải tiến quy trình sản xuất hiệu quả, cần tập trung vào cải tiến văn hóa làm việc chung. Nhận được sự hưởng ứng của toàn bộ nhân viên khi thực hiện quy trình cải tiến thì doanh nghiệp mới có thể không ngừng phát triển và gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Thứ hai, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên: Cải tiến quy trình sản xuất là một hành trình, không phải là đích đến. Vì vậy, quá trình này cần có sự kiên nhẫn và tham gia của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp mới có thể thực hiện tốt và hiệu quả.
Doanh nghiệp cần làm tốt việc tăng chất lượng đãi ngộ; cải thiện hiệu suất làm việc hay tối ưu các khoản chi phí trong khi vẫn đảm bảo được quyền lợi của mọi nhân viên trong doanh nghiệp.
Nền tảng nhân sự vững chắc là một bước đệm hoàn hảo cho mọi chiến lược phát triển của công ty, nhờ đó quy trình cải tiến sẽ dần dần cải thiện những thiếu sót trong bộ máy sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ ba, tập trung vào phát triển công nghệ và nâng cao quy trình sản xuất: Công nghệ là yếu tố bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp muốn cải tiến quy trình sản xuất buộc phải lưu tâm.
Một dây chuyền sản xuất với những thiết bị hiện đại không những mang lại sự đột phá trong năng suất làm việc mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi sản xuất.
Để lựa chọn một phương pháp cải tiến công nghệ và máy móc hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn rất kỹ dựa trên nguồn lực tài chính và tình hình phát triển của công ty.
Công nghệ liên tục thay đổi, những thiết bị mới sẽ thay thế các thiết bị cũ, vì vậy cần cân nhắc thật kỹ thời điểm mà doanh nghiệp của mình có thể đầu tư vào công nghệ.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng những phương pháp công nghệ hỗ trợ nhà máy như: Hệ thống quản lý hỗ trợ quản lý nguồn lực của doanh nghiệp (ERP), hệ thống điều hành và thực thi sản xuất (MES) hay giải pháp nhà máy thông minh…
Những giải pháp công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc hay chất lượng sản phẩm của nhà máy, mà còn giúp tối ưu nguồn lực cũng như giảm tối đa các lãng phí trong quy trình sản xuất.