Các chuyên gia thận trọng về thông tin lợi nhuận ngân hàng tăng cao
Hơn một nửa thời gian của năm 2017 đã qua đi, một số ngân hàng đã rục rịch công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 với hầu hết các con số khả quan từ hầu hết các ngân hàng.
Tín hiệu vui
Vietcombank là ngân hàng công bố đầu tiên về kết quả kinh doanh và cũng là ngân hàng có con số lợi nhuận tương đối cao so với khối ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo đó, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của Vietcombank đạt tới 8.058 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận trước thuế 5.054 tỷ đồng, tăng 20,5% so cùng kỳ 2016, thực hiện 53,2% kế hoạch 2017.
Như vậy, sau nhiều năm Vietcombank đã trở lại vị trí số một về lợi nhuận (theo con số giá trị tuyệt đối) trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam ở 6 tháng đầu năm. Cổ phiếu Vietcombank mã VCB tiếp tục có mức giá cao nhất ngành, liên tục nằm trong top 3 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường.
Ông Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, đến nay Vietcombank vẫn là ngân hàng thương mại có lợi thế chi phí vốn đầu vào thấp nhất trong hệ thống. Lãi suất huy động ngân hàng áp dụng hai năm qua luôn thấp nhất và thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung, nhưng tăng trưởng huy động vốn vẫn đạt 10,4%.
Tiếp đến là VietinBank cũng có con số lợi nhuận tăng trưởng khá ấn tượng với mức tăng 12% so với cùng kỳ với con số gần 4.800 tỷ đồng.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, tăng trưởng tín dụng của VietinBank gắn chặt chẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Cụ thể, tín dụng đã tăng mạnh trong 5 lĩnh vực ưu tiên với tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng khoảng 15% so với tốc độ tăng chung toàn ngành là 10%.
Ngoài ra, theo ông Thọ, trong thời gian qua, tín dụng cũng chuyển dịch mạnh cơ cấu vào sản xuất kinh doanh. Theo thống kê của VietinBank có khoảng 95% tín dụng vào sản xuất kinh doanh, còn lại 5% là cho vay bất động sản và chứng khoán.
"Có thể nói nguồn vốn đang chuyển dịch mạnh mẽ vào những khu vực trực tiếp sản xuất dịch vụ," ông Thọ nhấn mạnh.
Trong đó, VietinBank đặc biệt chú trọng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu ngoài kế hoạch. Đồng thời VietinBank tích cực đẩy nhanh thu hồi các khoản nợ ngoại bảng, nợ bán cho Công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng (VAMC), nợ xấu, bám sát định hướng xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu để chủ động triển khai các phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu tại VietinBank có kết quả.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối, một số ngân hàng cũng đã có những kết quả lợi nhuận rất tích cực như MB đạt 2.386 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, hoàn thành trên 55% kế hoạch năm. Đây là ngân hàng có sự ổn định và tăng trưởng khá đều những năm qua, số liệu cơ bản đã định hình.
Mặc dù chưa công bố con số chính xác, nhưng theo Công ty chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), ước tính tín dụng và huy động 6 tháng đầu năm của ACB tăng 12% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.
TPBank cũng là một trong những ngân hàng phát triển đi lên trong những năm gần đây với lợi nhuận đạt 483 tỷ đồng, bằng 61,92% kế hoạch lợi nhuận đề ra là 780 tỷ đồng.
Để có được kết quả này, trong nửa đầu năm 2017, TPBank đã đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đột phá có tác dụng kích thích thị trường, chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng. Đến thời điểm này, TPBank là ngân hàng duy nhất sở hữu hệ thống ngân hàng tự động LiveBank, ứng dụng các công nghệ hàng đầu như OCR, NFC, bảo mật sinh trắc học… hoạt động 24/7 với sự hỗ trợ của các tư vấn viên qua các cuộc đàm thoại video.
Ngân hàng này cũng vừa tung ra bản cập nhật ứng dụng ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp, TPBank eBank Biz v3.0, tích hợp chữ ký số trong giao dịch điện tử, cho phép khách hàng sử dụng chính chữ ký số để xác thực giao dịch, có mức độ bảo mật cao hơn hẳn so với các phương thức xác thực truyền thống vẫn đang sử dụng lâu nay như thiết bị Hard Token, SMS OTP truyền thống…
Vietcombank là ngân hàng công bố đầu tiên về kết quả kinh doanh và cũng là ngân hàng có con số lợi nhuận tương đối cao so với khối ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo đó, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của Vietcombank đạt tới 8.058 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận trước thuế 5.054 tỷ đồng, tăng 20,5% so cùng kỳ 2016, thực hiện 53,2% kế hoạch 2017.
Như vậy, sau nhiều năm Vietcombank đã trở lại vị trí số một về lợi nhuận (theo con số giá trị tuyệt đối) trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam ở 6 tháng đầu năm. Cổ phiếu Vietcombank mã VCB tiếp tục có mức giá cao nhất ngành, liên tục nằm trong top 3 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường.
Ông Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, đến nay Vietcombank vẫn là ngân hàng thương mại có lợi thế chi phí vốn đầu vào thấp nhất trong hệ thống. Lãi suất huy động ngân hàng áp dụng hai năm qua luôn thấp nhất và thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung, nhưng tăng trưởng huy động vốn vẫn đạt 10,4%.
Tiếp đến là VietinBank cũng có con số lợi nhuận tăng trưởng khá ấn tượng với mức tăng 12% so với cùng kỳ với con số gần 4.800 tỷ đồng.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, tăng trưởng tín dụng của VietinBank gắn chặt chẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Cụ thể, tín dụng đã tăng mạnh trong 5 lĩnh vực ưu tiên với tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng khoảng 15% so với tốc độ tăng chung toàn ngành là 10%.
Ngoài ra, theo ông Thọ, trong thời gian qua, tín dụng cũng chuyển dịch mạnh cơ cấu vào sản xuất kinh doanh. Theo thống kê của VietinBank có khoảng 95% tín dụng vào sản xuất kinh doanh, còn lại 5% là cho vay bất động sản và chứng khoán.
"Có thể nói nguồn vốn đang chuyển dịch mạnh mẽ vào những khu vực trực tiếp sản xuất dịch vụ," ông Thọ nhấn mạnh.
Trong đó, VietinBank đặc biệt chú trọng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu ngoài kế hoạch. Đồng thời VietinBank tích cực đẩy nhanh thu hồi các khoản nợ ngoại bảng, nợ bán cho Công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng (VAMC), nợ xấu, bám sát định hướng xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu để chủ động triển khai các phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu tại VietinBank có kết quả.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối, một số ngân hàng cũng đã có những kết quả lợi nhuận rất tích cực như MB đạt 2.386 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, hoàn thành trên 55% kế hoạch năm. Đây là ngân hàng có sự ổn định và tăng trưởng khá đều những năm qua, số liệu cơ bản đã định hình.
Mặc dù chưa công bố con số chính xác, nhưng theo Công ty chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), ước tính tín dụng và huy động 6 tháng đầu năm của ACB tăng 12% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.
TPBank cũng là một trong những ngân hàng phát triển đi lên trong những năm gần đây với lợi nhuận đạt 483 tỷ đồng, bằng 61,92% kế hoạch lợi nhuận đề ra là 780 tỷ đồng.
Để có được kết quả này, trong nửa đầu năm 2017, TPBank đã đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đột phá có tác dụng kích thích thị trường, chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng. Đến thời điểm này, TPBank là ngân hàng duy nhất sở hữu hệ thống ngân hàng tự động LiveBank, ứng dụng các công nghệ hàng đầu như OCR, NFC, bảo mật sinh trắc học… hoạt động 24/7 với sự hỗ trợ của các tư vấn viên qua các cuộc đàm thoại video.
Ngân hàng này cũng vừa tung ra bản cập nhật ứng dụng ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp, TPBank eBank Biz v3.0, tích hợp chữ ký số trong giao dịch điện tử, cho phép khách hàng sử dụng chính chữ ký số để xác thực giao dịch, có mức độ bảo mật cao hơn hẳn so với các phương thức xác thực truyền thống vẫn đang sử dụng lâu nay như thiết bị Hard Token, SMS OTP truyền thống…
Vẫn cần thận trọng
Mặc dù đánh giá cao lợi nhuận của các các tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, không nên chủ quan với những chính sách từ bên ngoài và cả các chính sách trong nước sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Điển hình là quyết định giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước mới được ban hành nhưng đến nay thị trường đã liên tục đón nhận thông tin rất nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất cho vay trên thị trường đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên, điểm khá đặc biệt trong lần này là Ngân hàng Nhà nước chỉ giảm lãi suất cho vay trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi. Do đó, có nhiều ý kiến băn khoăn lợi nhuận của các ngân hàng thương mại có thể sẽ bị suy giảm.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, quyết định giảm lãi suất này sẽ tác động tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng, sẽ khiến cho biên độ lợi nhuận co lại, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sẽ giảm đi. Thực tế, quyết định giảm lãi suất là có ý hỗ trợ cho tăng trưởng.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank thừa nhận chắc chắn lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngân hàng này sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản. Thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), việc giảm lãi suất điều hành là điều kiện để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay đầu ra bởi việc hạ lãi suất điều hành sẽ làm giảm chi phí vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng khi vay Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tác động giảm chi phí đầu vào từ đợt điều chỉnh lãi suất điều hành này là không cao do quy mô các khoản vay Ngân hàng Nhà nước khá khiêm tốn và mức giảm lãi suất còn thấp so với 9 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành từ đầu năm 2011 tới nay.
"Mặc dù vậy, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay (hệ số NIM) của các ngân hàng có thể giảm sau quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước", báo cáo của BSC nhận định.
Còn tiến sĩ Cấn Văn Lực lại quan ngại các yếu tố bên ngoài như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất một lần nữa vào năm 2017 và hai lần vào năm 2018, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước vẫn trên đà thắt chặt, cùng với chính sách bảo hộ thương mại tăng và chính sách thuế mới của Mỹ… sẽ tác động không tích cực đến thương mại, đầu tư trong nước… Và đương nhiên, những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam.
Mặc dù đánh giá cao lợi nhuận của các các tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, không nên chủ quan với những chính sách từ bên ngoài và cả các chính sách trong nước sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Điển hình là quyết định giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước mới được ban hành nhưng đến nay thị trường đã liên tục đón nhận thông tin rất nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái giảm lãi suất cho vay trên thị trường đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên, điểm khá đặc biệt trong lần này là Ngân hàng Nhà nước chỉ giảm lãi suất cho vay trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi. Do đó, có nhiều ý kiến băn khoăn lợi nhuận của các ngân hàng thương mại có thể sẽ bị suy giảm.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, quyết định giảm lãi suất này sẽ tác động tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng, sẽ khiến cho biên độ lợi nhuận co lại, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sẽ giảm đi. Thực tế, quyết định giảm lãi suất là có ý hỗ trợ cho tăng trưởng.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank thừa nhận chắc chắn lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngân hàng này sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản. Thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), việc giảm lãi suất điều hành là điều kiện để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay đầu ra bởi việc hạ lãi suất điều hành sẽ làm giảm chi phí vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng khi vay Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tác động giảm chi phí đầu vào từ đợt điều chỉnh lãi suất điều hành này là không cao do quy mô các khoản vay Ngân hàng Nhà nước khá khiêm tốn và mức giảm lãi suất còn thấp so với 9 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành từ đầu năm 2011 tới nay.
"Mặc dù vậy, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay (hệ số NIM) của các ngân hàng có thể giảm sau quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước", báo cáo của BSC nhận định.
Còn tiến sĩ Cấn Văn Lực lại quan ngại các yếu tố bên ngoài như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất một lần nữa vào năm 2017 và hai lần vào năm 2018, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước vẫn trên đà thắt chặt, cùng với chính sách bảo hộ thương mại tăng và chính sách thuế mới của Mỹ… sẽ tác động không tích cực đến thương mại, đầu tư trong nước… Và đương nhiên, những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam.