Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV An Giang

Trần Thị Hằng Ni - Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng gặp không ít rủi ro. Loại rủi ro này các ngân hàng không thể loại bỏ mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Bài viết này nhằm làm rõ các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào để giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh An Giang (BIDV An Giang) có thể xem xét khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Bối cảnh chung về rủi ro tín dụng tại BIDV An Giang

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại luôn chứa đựng nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng là rủi ro gây tổn thất lớn nhất đối với hoạt động ngân hàng. Loại rủi ro này các ngân hàng không thể loại bỏ mà chỉ có thể phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh đạt được mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến là thành công trong quản lý rủi ro.

Có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng ngân hàng, cụ thể: Theo Ủy ban Basel II, rủi ro tín dụng là khả năng mà bên khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát trong ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, sự nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi; Theo Phan Thị Thu Hà (2009), rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro.

Rủi ro tín dụng là tình trạng tổn thất tài chính, các vấn đề xảy ra trong giai đoạn giao dịch. Khi đó, khách hàng không thể trả đủ gốc và lãi khoản vay ngân hàng hoặc không trả nợ đúng hạn theo yêu cầu. Rủi ro tín dụng gây tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng và nếu kéo dài còn ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Trong trường hợp các ngân hàng lớn thua lỗ liên tục trong thời gian dài, có khả năng phải bù lỗ nặng hoặc dẫn đến đóng cửa. Hàng quý, hàng năm, mỗi ngân hàng đều có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu, phương thức làm việc để không xảy ra tình trạng này.

Hoạt động quản lý rủi ro là việc ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng để có những điều chỉnh kịp thời và có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, cảnh báo những ảnh hưởng xấu đến nguồn tiền. Quá trình này được thực hiện thông qua hệ thống nhân viên và các công cụ xem xét và quản lý được thiết lập. Đề phòng không thu được vốn và lãi từ khách hàng.

Như vậy, có thể hiểu, rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng. Nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ, hoặc nói một cách cụ thể hơn thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét về mặt giá trị và thời hạn.

Thực tiễn hoạt động tín dụng của BIDV An Giang thời gian qua cho thấy, rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân chưa được quan tâm đúng mức và kiểm soát một cách thực sự có hiệu quả, mặc dù đây được xem như là nhiệm vụ sống còn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng khách hàng phải được quản lý, kiểm soát một cách thật chặt chẽ, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, góp phần làm tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của BIDV An Giang.

Mô hình nghiên cứu đề xuất về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Mô hình nghiên cứu về rủi ro tín dụng của BIDV An Giang trong giai đoạn 2019-2022 là sự kế thừa và phát triển dựa trên các kết quả nghiên cứu tiêu biểu của những tác giả trong và ngoài nước. Đồng thời, tác giả cũng tham khảo kết quả thảo luận nhóm với các chuyên gia là lãnh đạo BIDV An Giang, các chuyên viên tín dụng để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng gắn với thực tiễn tại BUDV An Giang để kết quả nghiên cứu được chính xác hơn. Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện ở Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Nghiên cứu đề xuất của tác giả
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nghiên cứu đề xuất của tác giả

Phân tích hồi quy binary logistic các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Bảng 1 trình bày thống kê mô tả phần thông tin cá nhân của 1.100 đơn vị mẫu ngẫu nhiên được chọn khảo sát.

Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu

Tiêu chí

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

798

72,5%

Nữ

302

27,5%

Địa chỉ

Trung tâm

646

58,7%

Lân cận

172

15,6%

Vùng sâu

282

25,7%

Nghề nghiệp

Nhân viên

302

27,5%

Công chức, Viên chức

425

38,6%

Tự doanh

373

33,9%

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả hồi quy

Mô hình có 8 biến độc lập bao gồm: “Lãi suất”, “Kiỳ hạn ngắn hạn”, “Tài sản thế chấp”, “Giới tính”, “Tuổi tác”, “Mục đích vay”, “Địa chỉ”, “Nghề nghiệp” và 1 biến phụ thuộc là “Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân”. Biến phụ thuộc dạng nhị phân có hai giá trị: 0- Không có rủi ro và 1- Có rủi ro.

Bảng 2 cho thấy, Chỉ số -2 Log likelihood là tương đối nhỏ nên mức độ phù hợp của mô hình khá tốt, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với mẫu.

Bảng 2: Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy

Model Summary

Step

-2 Log likelihood

Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1

222.148a

.164

.517

a. Estimation terminated at iteration number 8 because parameter estimates changed by less than .001.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình hồi quy

Ở hồi quy Binary Logistic, tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số cũng được kiểm định xem thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc hay không.

Dựa vào Bảng 3 Kiểm định Omnibus Tests of Model Coefficients ta thấy các hệ số sig < 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết Ho: β1= β2= β3 = β4 = β5= β6= β7= β8 = 0.

Bảng 3: Omnibus Tests of Model Coefficients

Omnibus Tests of Model Coefficients

   

Chi-square

Df

Sig.

Step 1

Step

196.750

13

.000

Block

196.750

13

.000

Model

196.750

13

.000

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

 

Xây dựng phương trình hồi quy

Tác giả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính của các nhân tố độc lập theo nhân tố phụ thuộc bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc (Enter).

Bảng 4: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình

Variables in the Equation

 

B

S.E.

Wald

df

Sig.

Exp(B)

 

Step 1a

X1Lãisuất

.965

.193

24.972

1

.000

2.624

X2.1Kìhạnngắnhạn

1.980

.950

4.349

1

.037

7.246

X2.2Kìhạntrunghạn

.327

.758

.186

1

.666

1.387

X3Tàisảnthếchấp

-2.249

.701

10.300

1

.001

.105

X4Giớitính

1.218

.789

2.382

1

.123

3.379

X5Tuổi

.125

.021

35.061

1

.000

1.133

X6.1Vaynôngnghiệp

1.263

.991

1.625

1

.202

3.536

X6.2Vaythươngmại

3.963

1.186

11.166

1

.001

12.661

X6.3Vaymụcđíchkhác

-.248

.713

.121

1

.728

.781

X7.1Lâncận

-1.072

.713

2.256

1

.133

.342

X7.2Vùngsâu

-1.880

.844

4.961

1

.026

.153

X8.1Nhânviên

-.844

.667

1.598

1

.206

.430

X8.2Tựdoanh

-1.444

.691

4.372

1

.037

.236

Constant

-19.524

2.577

57.421

1

.000

.000

a. Variable(s) entered on step 1: X1Lãisuất, X2.1Kìhạnngắnhạn, X2.2Kìhạntrunghạn, X3Tàisảnthếchấp, X4Giớitính, X5Tuổi, X6.1Vaynôngnghiệp, X6.2Vaythươngmại, X6.3Vaymụcđíchkhác, X7.1Lâncận, X7.2Vùngsâu, X8.1Nhânviên, X8.2Tựdoanh.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Dựa vào Bảng 4 trên ta thấy hệ số Sig. của 7 yếu tố X1, X2.1, X3, X5, X6.2, X7.2, X8.2 đều < 5%, nên ta kết luận 7 yếu tố: “Lãi suất”; “Kì hạn ngắn hạn”, “Tài sản thế chấp”; “Tuổi”; “Vay phục vụ kinh doanh thương mại”; “Khách hàng ở vùng sâu, vùng xa”; “Khách hàng tự doanh” có tác động đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.

Từ đó ta suy ra phương trình hồi quy Binary Logistics có dạng như sau:

Trong đó:

Y: Là rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân (Biến phụ thuộc)

X1: Là biến “Lãi suất” (Biến độc lập)

X2.1: Là biến “Kì hạn ngắn hạn” (Biến độc lập)

X3: Là biến “Tài sản thế chấp” (Biến độc lập)

X5: Là biến “Tuổi” (Biến độc lập)

X6.2: Là biến “Mục đích vay kinh doanh thương mại” (Biến độc lập)

X7.2: Là biến “Khách hàng ở vùng sâu, vùng xa” (Biến độc lập)

X8.2: Là biến “Khách hàng tự doanh” (Biến độc lập)

Tầm quan trọng của các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Căn cứ vào độ lớn của hệ số hồi quy β trong phương trình hồi quy ta thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân xếp theo tầm quan trọng như sau: 1) Mục đích vay kinh doanh thương mại; 2)Tài sản thế chấp; 3)Kì hạn ngắn hạn; 4)Khách hàng ở vùng sâu, vùng xa; 5)Khách hàng tự doanh; 6)Lãi suất; 7)Tuổi.

Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng vay vốn để kinh doanh thương mại gây ra rủi ro lớn nhất BIDV. Do đó, trước khi cho khách hàng vay vốn, BIDV An Giang cần xem xét thận trọng mục đích vay và phương án sản xuất-kinh doanh của khách hàng xem có tính khả thi không? Liệu khách hàng có thể trả lại nợ trong tương lai không? Từ đó ra quyết định cho vay. BIDV An Giang cũng nên định kì kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích cam kết hay không để tránh rủi ro tín dụng trong tương lai. Trường hợp khách hàng làm ăn không có hiệu quả và có nguy cơ không trả được nợ thì BIDV An Giang cần cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Tài sản thế chấp là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Do đó, BIDV An Giang cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về tài sản thế chấp theo quy định khi cho vay, tránh việc chạy theo chỉ tiêu tín dụng và cạnh trạnh trên thị trường mà xét duyệt cho vay dễ dãi, chấp nhận tài sản thế chấp dưới mức an toàn. Bên cạnh đó, BIDV An Giang phải ban hành quy định rõ ràng trong toàn hệ thống và các chi nhánh về trường hợp nào cho vay cần tài sản thế chấp, mức thế chấp là bao nhiêu? Trường hợp nào không cần thế chấp?. Bên cạnh đó, BIDV An Giang cũng cần phải định kì đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp để có những điều chỉnh về món vay cho phù hợp.

Về kì hạn vay vốn, kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng vay vốn ngắn hạn gây ra rủi ro lớn cho BIDV An Giang hơn cho vay dài hạn vì trong ngắn hạn gây ra áp lực trả nợ lớn cho khách hàng. Do đó, trong tương lai BIDV An Giang cần phải giám sát tốt hơn các khoản cho vay ngắn hạn của khách hàng để tránh rủi ro.

Về địa chỉ của khách hàng vay vốn, dựa vào kết quả nghiên cứu ta thấy rằng nhà ở của khách hàng càng gần với địa điểm giao dịch BIDV An Giang thì rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn những khách hàng ở xa. Do đó trong tương lai BIDV An Giang cần ưu tiên cho khách hàng ở gần các Chi nhánh/Phòng giao dịch vay vốn để dễ dàng kiểm soát các khoản vay, từ đó có thể giúp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Còn đối với các khoản vay cho khách hàng ở xa thì cán bộ ngân hàng nên làm tốt hơn công tác giám sát để hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.

Về mức độ rủi ro dựa vào nghề nghiệp của khách hàng, dựa vào kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, khi BIDV An Giang cho khách hàng có nghề nghiệp là Công chức, viên chức và nhân viên của các công ty tư nhân vay thì rủi ro tín dụng thấp hơn khi cho khách hàng tự doanh vay vốn vì nguồn thu nhập của họ theo lương hàng tháng khá ổn định, không như những khách hàng tự kinh doanh thu nhập không ổn định và dễ bị rủi ro trong làm ăn mất vốn. Do vậy, trong tương lai BIDV An Giang cần ưu tiên cho khách hàng là công chức, viên chức và nhân viên của các công ty tư nhân vay vốn. Còn đối với các khoản vay cho khách hàng tự doanh thì cán bộ ngân hàng nên làm tốt hơn công tác giám sát để hạn chế rủi ro tín dụng.

Về lãi suất, BIDV An Giang cần ấn định mức lãi suất dựa trên cơ sở cạnh tranh và phải mang lại lợi nhuận hợp lý cho Chi nhánh. Mức lãi suất càng thấp và càng cạnh tranh thì rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân càng thấp.

Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy, tuổi tác của khách hàng cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Dựa vào kết quả các nghiên cứu trước ta thấy rằng khách hàng trẻ tuổi có thiện chí trả nợ cao hơn khách hàng lớn tuổi vì người trẻ tuổi có kiến thức, làm ăn nhanh nhạy và ít bị ràng buộc gia đình hơn những người lớn tuổi. Do đó, trong tương lai BIDV An Giang cần ưu tiên cho khách hàng trẻ tuổi vay vốn để hạn chế rủi ro tín dụng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

  1. Báo cáo nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh An Giang giai đoạn 2011-2015;
  2. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải;
  3. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê;
  4. Lư Nhật Bình (2011), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng nông hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Tài Chính-Marketing;
  5. Nguyễn Phúc Mẫn (2015), Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Tài Chính-Marketing;
  6. C.A. Wongnaa, D. Awunyo-Vitor (2013), Factors affecting loan repayment performance among Yam farmers in the Sene district. Ghana, 5(2), 111-122;
  7. J.O. Oladeebo, O.E. Oladeebo (2008), Determinants of loan repayment among smallholder farmers in ogbomoso agricultural zone of Oyo state, Nigeria, 17(1), 59-62;
  8. Mohammad Reza Kohansal, Hooman Mansoori (2009), Factors affecting loan repayment performance of farmers in Khorasan-Razavi province of Iran, 2(5), 6-8;
  9. Joseph John Magali (2013), Factors affecting credit default risks for Rural Savings and Credits Cooperative Societies (SACCOS) in Tanzania, 5(32), 60-73;
  10. Oni O.A et al (2005), Analysis of factors influencing loan defaut among poutry farmers in Ogun state in Nigeria, 6(4), 619-624.