Chính sách mới tác động mạnh đến thị trường bất động sản châu Á

Theo Thu Giang/baoxaydung.com.vn

(Taichinh) - Chính sách tiền tệ, thuế, các quy định về nhân khẩu học, đô thị hóa có một tác động đáng kể đến thị trường bất động sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2015 ở 6 trong số 11 quốc gia lớn trong khu vực. Trong khi điều này sẽ là một dấu hiệu tích cực cho chủ nhà đất hoặc chủ đầu tư, thì thực tế là trong nhiều trường hợp đã có sự phân kỳ giữa tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và hoạt động thị trường.

Báo cáo gần đây của Công ty bất động sản Knight Frank cho thấy rằng, kể từ cuối tháng 11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất ba lần, góp phần giúp giá nhà tăng trong tháng đầu tiên của năm nay, sau khi giảm 12 tháng liên tiếp. Các quốc gia khác như Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng.

Điều này chỉ ra rằng, với lãi suất tiếp tục tăng lên không thể tránh khỏi trong thị trường chuyển động chậm chạp như Singapore, biện pháp hạ nhiệt đã được đưa ra trước đây sẽ được chính phủ xem xét lại. Ở Trung Quốc và New Zealand cũng đã có động thái tương tự.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng không chỉ ở Trung Quốc có sự ảnh hưởng ngày càng tăng của chính sách can thiệp vào thị trường dân cư, cho dù có hay không những chính sách về tài chính, tiền tệ hoặc quy định.

Tại Hồng Kông, việc cung cấp đất đai cho những dự án phát triển đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và báo cáo cho biết rằng cho đến khi cung bắt kịp với cầu, áp lực lên giá sẽ tiếp tục xảy ra trên một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất trên thế giới này.

Thật vậy, giá nhà tại Hồng Kông đã tiếp tục thách thức các biện pháp hạ nhiệt, liên tục tăng 8,4% trong 12 tháng, tính đến quý đầu tiên của năm 2015, mức tăng trưởng hàng năm là cao nhất trên toàn thị trường kể từ quý 2/2013.

Thị trường bất động sản ở Ấn Độ có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng 6,3% trong quý III/2014, điều này có được do sự hỗ trợ của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, gần đây đã chuyển sang cắt giảm lãi suất repo từ 7,5% đến 7,25%.

Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng dân số mạnh và triển vọng của Thế vận hội năm 2020 đã thúc đẩy chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, sẽ hỗ trợ cho hoạt động của thị trường bất động sản trong năm 2015.

Thị trường nhà ở tại Singapore vẫn đứng im trong quý I/2015, chỉ với 1.311 đơn vị nhà ở mới được bán ra, khối lượng thấp nhất trong một quý kể từ quý IV/2008. Giá dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm 3% đến 4% trong cả năm 2015.

Tại thị trường bất động sản Thái Lan, khu vực Bangkok đang ngày càng trở nên phân hóa giữa các chung cư cao tầng nằm ở trung tâm và khu vực ngoại thành.