Để tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 đạt mức 6,7%

PV.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu đã chia sẻ những giải pháp căn cơ mà Chính phủ đưa ra để nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, trong đó có việc tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp phát triển.

Từ đầu năm đến nay, niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh rất tốt. Nguồn: Internet
Từ đầu năm đến nay, niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh rất tốt. Nguồn: Internet

Theo Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, từ đầu năm đến nay, niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh rất tốt, doanh nghiệp thành lập mới cũng như doanh nghiệp quay trở lại tăng rất nhiều so với cùng kỷ, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu thì số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (5,46%). Nhìn vào bản chất, tăng trưởng quý I/2017 là hoàn toàn ổn định. Việc tăng trưởng thấp chủ yếu là do khai khoáng, đặc biệt do khai thác dầu khí giảm và việc giảm này là theo kế hoạch chủ động giảm.
Năm ngoái, nước ta đã khai thác hơn 15 triệu tấn dầu nhưng năm nay theo kế hoạch chỉ khai thác 12,28 triệu tấn, riêng quý I giảm 600.000 tấn so với cùng kỳ quý I/2017 vẫn còn những như tăng trưởng quý I/2017 đạt thấp (5,1% so với mức 5,46% cùng kỳ năm 2016) là do lĩnh vực khai khoáng giảm mạnh, chỉ bằng 90% so với cùng kỳ năm trước và làm giảm 0,76 điểm phần trăm.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, hiện nay Chính phủ tiếp tục đề ra hàng loạt giải pháp để nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cả năm 2017 là 6,7%.

Cụ thể, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Chính phủ đã bàn và đưa ra những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ thống nhất cho rằng dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn trong nhiều lĩnh vực.

Do vậy, cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu để kiểm soát lạm phát 4%, tăng trưởng 6,7% và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như Nghị quyết của Quốc hội. Phải duy trì được tăng trưởng và kiềm chế lạm phát mới bảo đảm được các cân đối vĩ mô, giải quyết việc làm, thu nhập, bảo đảm đời sống người dân.

Chính phủ yêu cầu phải có phản ứng chính sách linh hoạt, nhạy bén, theo dõi sát tình hình để có giải pháp chủ động, kịp thời, cụ thể hơn. Đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực của nền kinh tế. Các bộ ngành, địa phương cần có những giải pháp cụ thể, căn cơ trong từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt là làm sao đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội, phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường đạt kết quả tốt nhất.

Trong đó, những giải pháp chủ yếu trước mắt là:
Thứ nhất, sẽ ưu tiên tạo môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, thực hiện tốt Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ.

Thứ hai, thúc đẩy tạo điều kiện để giải ngân các nguồn vốn đầu tư của cả khu vực tư nhân và Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tháo gỡ mọi khó khăn, những gì Nhà nước chưa giao sẽ tiếp tục giao để triển khai, những dự án FDI đã vào thì các địa phương sẽ tạo điều kiện để giải ngân vốn đăng ký.

Thứ ba, tiếp tục cải thiện, cơ cấu lại nền kinh tế để bảo đảm phát triển trước mắt cũng như lâu dài.