Doanh nghiệp lợi đủ đường khi áp dụng Tiêu chuẩn ISO 26000 và SA 8000
Việc quản lý theo Tiêu chuẩn ISO 26000 và SA &8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
ISO 26000 là tiêu chuẩn về hệ thống trách nhiệm xã hội do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành năm 2008. Tiêu chuẩn ISO 26000 không phải là hệ thống quản lý và không được dùng để chứng nhận như Tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 14001.
Trong khi đó, SA 8000 được Hội đồng Công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế CEPAA, nay được gọi là SAI xây dựng dựa trên 12 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền.
SA 8000 khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận.
Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các doanh nghiệp cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà nhằm cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc trong các ngành sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.
Chứng nhận ISO 26000 và SA 8000 được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn dang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động.
Theo lý thuyết kinh tế, đầu tư cho yêu tố con người cũng quan trọng như đầu tư cho tư liệu sản xuất. Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân thực chất là biện pháp để công nhân gắn bó với nhà máy, tăng năng suất lao động.
Nhà máy vận hành tốt, tất yếu lợi nhuận, doanh thu sẽ tăng theo, ISO 26000 và SA 8000 sẽ là lợi thể thực sự cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường khó tính, quan tâm nhiều tới điều kiện làm việc của người công nhân tạo ra các sản phẩm ấy.
Việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 26000 và SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
Lợi ích trên quan điểm của chính doanh nghiệp có thể kể tới như: Có cơ hội để tạo được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao.
Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên trong sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội; giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
Doanh nghiệp cũng có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng.
Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người thi tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Đây là yếu tố được xem là chìa khóa cho sự thành công trong thời đại mới.
Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp; tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các cụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhân sự; tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.