Đồng USD tăng mạnh lên cao nhất 20 năm so với đồng yên

Theo Trung Mến/bizlive.vn

Bộ trưởng Tài chính Nhật Shunichi Suzuki khẳng định rằng thiệt hại mà nền kinh tế Nhật phải gánh chịu từ đồng yên yếu ở hiện tại đang cao hơn so với lợi ích có được từ nó.

Ảnh: GettyImagé
Ảnh: GettyImagé

Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 20 năm so với đồng yên, tỷ giá đồng yên chịu tác động bởi diễn biến trái chiều về chính sách tiền tệ giữa một Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết tâm kiềm chế lạm phát và Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) giữ lãi suất cơ bản ở mức siêu thấp.

Đồng USD chạm ngưỡng 128,97 yên/USD, cao nhất tính từ tháng 5/2002. Tỷ giá đồng USD/yên trong phiên gần nhất tăng 1,5% lên 128,94 yên/USD. Tính từ đầu tháng đến nay, đồng USD đã tăng giá đến 5,9% so với đồng yên và như vậy đang hướng tới tháng tăng mạnh nhất tính từ năm 2016.

Đồng trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Millennium Global Investments, ông Richard Benson, nhận xét: “BoJ đã đưa ra động thái chính sách không hướng đến mục tiêu bình thường hóa, họ vẫn can thiệp vào thị trường”.

Ông Benson tin rằng giới chức kinh tế Nhật cuối cùng sẽ vẫn can thiệp nhằm tăng tỷ giá đồng yên, thế nhưng sẽ không phải đến một mức độ nào đó cụ thể.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu BoJ can thiệp bởi họ có dự trữ đồng USD lớn và cũng sẽ không chỉ đơn thuần bán. Có nhiều số liệu để nói tuy nhiên nhìn chung người ta đang quan tâm đến tốc độ. Tốc độ can thiệp chậm và dần dần sẽ tốt hơn”, ông Benson phân tích.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Shunichi Suzuki đã đưa ra tuyên bố rõ ràng nhất về sự lên giá của đồng yên trong ngày thứ Ba, ông khẳng định rằng thiệt hại mà nền kinh tế Nhật phải gánh chịu từ đồng yên yếu ở hiện tại đang cao hơn so với lợi ích có được từ nó.

Trong nghiên cứu mới nhất, Morgan Stanley khẳng định sự suy giảm của đồng yên so với đồng USD hoàn toàn có thể lý giải được bởi xét đến việc điều kiện thương mại của Nhật đang ngày một khó khăn hơn. Giá hàng hóa nguyên liệu cao đẩy tăng chi phí nhập khẩu, ngoài ra nó làm xấu đi, tạo ra triển vọng lạm phát trái chiều giữa các nước.

Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ số lạm phát (CPI) của Nhật công bố vào ngày thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy mức tăng 0,8% so với 1 năm trước, nhanh hơn so với mức tăng 0,6% vào tháng 2/2022, ngưỡng này dù vậy vẫn thấp hơn nhiều so với lạm phát mục tiêu 2%.

Chỉ số đồng USD, chỉ số đo biến động của đồng USD so với 6 loại tiền tệ lớn khác, đồng thời tăng trong phiên ngày thứ Tư. Chỉ số tăng vượt mức 101 điểm làn đầu tiên trong hơn 2 năm. Phiên gần nhất, chỉ số đồng USD tăng 0,2%.

Yếu tố hỗ trợ quan trọng cho đồng USD chính là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ước tính chạm mốc 2,93% trong phiên ngày thứ Ba – cao nhất tính từ tháng 12/2028.

Chủ tịch Fed tại Chicago, ông Charles Evans, vào ngày thứ Ba khẳng định ông hài lòng với hàng loạt đợt nâng lãi suất cơ bản trong năm nay, trong đó có hai lần nâng lãi suất cơ bản ít nhất 50 điểm cơ bản, tuy nhiên ông không tin rằng sẽ có các đợt nâng lãi suất với biên độ mạnh hơn.