Ngày 16/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2023/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nghị định hướng dẫn hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Đây là khoản thu mới và dự kiến trước mắt chỉ quy định người nộp phí là các cơ sở xả khí thải như các doanh nghiệp sản xuất gang thép, luyện kim, sản xuất hóa chất vô cơ; phân bón vô cơ; thuốc bảo vệ thực vật hóa học; lọc, hóa dầu; tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; nhiệt điện; sản xuất xi măng...
Tiêu dùng xanh đã, đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, ở Việt Nam, tiêu dùng xanh là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc tăng cường triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam được coi là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra những quy định cụ thể về bảo vệ môi trường làng nghề nhằm đảm bảo phát triển các làng nghề theo hướng bền vững.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là hình thức nhằm mục đích để xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và gây thiệt hại về môi trường. Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường quy định về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất 03 giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển tiêu dùng xanh ở Việt Nam.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, nhận thức và tư duy của các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biển căn bản. Ứng phó với biến đổi khí hậu từng bước chuyển từ coi thích ứng là trọng tâm sang kết hợp giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng cơ hội để hướng tới nền kinh tế xanh, các-bon thấp. Công tác bảo vệ môi trường chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, đặc biệt là đối với các nguồn gây ô nhiễm lớn.
Trung Quốc đã trở thành cường quốc, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng trên 10% trong suốt 35 năm. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải trả giá cho sự tăng trưởng nóng bằng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, gia tăng phát thải khí CO2 và đẩy nhanh quá trình gia tăng nhiệt độ dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước tác động của đại dịch COVID-19 và diễn biến khí hậu cực đoan khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, Trung Quốc đã phải có những biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu.