LĨNH VỰC KINH TẾ - TÀI CHÍNH: KẾT QUẢ 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2022

Kho bạc Nhà nước điều hành ngân quỹ nhà nước an toàn, minh bạch và hiệu quả

Kho bạc Nhà nước điều hành ngân quỹ nhà nước an toàn, minh bạch và hiệu quả

Năm 2021, bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước và định hướng Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021-2030, Kho bạc Nhà nước triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới mục tiêu quản lý ngân quỹ nhà nước chủ động theo nguyên tắc thị trường. Từ đó, gắn kết chặt chẽ công tác huy động vốn trái phiếu chính phủ với quản lý ngân quỹ, với mục tiêu tái cơ cấu nợ, góp phần bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Dấu ấn quan trọng trong cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Dấu ấn quan trọng trong cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đặt ra nhiều khó khăn, thử thách, hòa chung vào những thành tựu của ngành Tài chính, lĩnh vực Hải quan đã đạt được những kết quả tích cực như: Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính, xây dựng mô hình Hải quan thông minh... Đặc biệt, toàn hệ thống Hải quan đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại. Đây là những điểm nhấn quan trọng tạo nên thành công của lĩnh vực hải quan trong năm 2021, là nền tảng vững chắc để toàn Ngành nỗ lực vượt khó, tiếp tục gặt hái thành công trong năm 2022.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khẳng định kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế

Thị trường chứng khoán Việt Nam khẳng định kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế

Trải qua 21 năm phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) đã luôn khẳng định sức vươn lên mạnh mẽ và thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2021, khi nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng phải chống chịu với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, tổng mức huy động vốn trên thị trường vẫn tăng 25% so với năm trước. Điều đó cho thấy, TTCK Việt Nam ngày càng thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng những bứt phá mới trong năm 2022

Thị trường bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng những bứt phá mới trong năm 2022

Trong năm 2021, dịch bệnh COVID-19 đã, đang diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, Chính phủ đã nỗ lực triển khai hàng loạt các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh, nhờ đó, thị trường bảo hiểm năm 2021 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Với những kết quả đạt được trong năm 2021, thị trường bảo hiểm kỳ vọng sẽ tạo được những bứt phá mới trong năm 2022.
Tăng cường vai trò của dự trữ quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Tăng cường vai trò của dự trữ quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, trong đó có ngành Dự trữ Nhà nước. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Dự trữ Nhà nước đã nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của dự trữ quốc gia (DTQG) trong việc đảm bảo an sinh, trật tự, an toàn xã hội.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 và định hướng năm 2022

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 và định hướng năm 2022

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong điều kiện đất nước bị tác động mạnh mẽ bởi làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong năm qua vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Bước sang năm 2022, Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi đà tăng trưởng. Đây chính là lực đẩy để Việt Nam tiếp tục thu hút luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2022.
Hợp tác tài chính quốc tế ứng phó với các tác động và thách thức của đại dịch COVID-19

Hợp tác tài chính quốc tế ứng phó với các tác động và thách thức của đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, năm 2021 ngành Tài chính tiếp tục tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác tài chính đa phương để giải quyết những tác động và thách thức do đại dịch COVID-19. Các hoạt động hợp tác trọng tâm và nổi bật bao gồm đối thoại chính sách tài khóa, cải cách thuế quốc tế, huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài cho phòng chống dịch, phục hồi kinh tế-xã hội.
Kinh tế thế giới năm 2021 và kịch bản năm 2022

Kinh tế thế giới năm 2021 và kịch bản năm 2022

Năm 2020, đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, sức khoẻ và cuộc sống người dân. Thế giới đã phải thay đổi để thích nghi trước sự bùng phát của đại dịch. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế thế giới đã có sự phục hồi mạnh mẽ cho dù chưa thực sự vững chắc. Vắc xin phòng chống COVID-19 được sản xuất và đưa vào sử dụng; các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng hoặc bãi bỏ; các chính sách kích cầu được thiết kế và triển khai; chuỗi cung ứng được khôi phục đã thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những rủi ro và thách thức cho nền kinh tế thế giới phía trước vẫn còn rất lớn, đặt nền kinh tế thế giới trước sự bất định khó lường trong năm 2022.