NGÀNH TÀI CHÍNH 77 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Thay đổi chế độ thu và thành lập các quỹ để tạo nguồn thu phục vụ kháng chiến

Thay đổi chế độ thu và thành lập các quỹ để tạo nguồn thu phục vụ kháng chiến

Những ngày đầu kháng chiến toàn quốc (1947-1950), cả nước nói chung và ngành Tài chính nói riêng đã nhanh chóng thực hiện đồng bộ các giải pháp thích hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ: Tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc kháng chiến. Cùng với đó, lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ Tài chính nhận thức được rằng, sự quyên góp tự nguyện của nhân dân không thể trở thành một nguồn thu lâu dài và thường xuyên cho Ngân sách Nhà nước, vì vậy, yêu cầu phải đổi mới cơ chế thu phục vụ kháng chiến là nhiệm vụ mà ngành Tài chính cần thực hiện trong giai đoạn 1947-1950.
Bộ trưởng Hoàng Anh: Nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược

Bộ trưởng Hoàng Anh: Nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược

Đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính trong hai nhiệm kỳ 1958-1965 và 1977-1982, với bản lĩnh chính trị cao, tầm nhìn chiến lược, nhạy bén và kiên quyết, Bộ trưởng Hoàng Anh đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Tài chính cách mạng. Bộ trưởng Hoàng Anh chính là tấm gương ngời sáng cho các thế hệ cán bộ Tài chính noi theo, đặc biệt ở tinh thần đoàn kết, vượt khó, không ngừng nỗ lực giữ vững nét son truyền thống của Ngành, đưa sự nghiệp tài chính phát triển, phục vụ hiệu quả công cuộc phát triển đất nước.
Cải tiến các chế độ huy động nguồn lực tài chính

Cải tiến các chế độ huy động nguồn lực tài chính

Giai đoạn từ năm 1961-1965, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành xây dựng nền tảng cho nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tài chính Việt Nam bước vào giai đoạn đầu cả nước có chiến tranh và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc. Để thực hiện yêu cầu tích luỹ vốn, tăng thu cho ngân sách, Nhà nước đã chủ trương cơ cấu lại các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ kinh tế quốc doanh các xí nghiệp quốc doanh nộp tích luỹ tiền tệ vào thuế và lợi nhuận.
Tôi đã tiếp nhận Bộ Tài chính như thế nào?

Tôi đã tiếp nhận Bộ Tài chính như thế nào?

Đồng chí Lê Văn Hiến đảm nhận cương vị Bộ trưởng Tài chính từ tháng 3/1946 đến tháng 10/1958. Ông là tác giả của bộ sách “Nhật ký của một Bộ trưởng” (NXB Đà Nẵng, 2004) - ghi lại tương đối đầy đủ hoạt động của mình khi giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính của Chính phủ kháng chiến. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính (28/8/1945 - 28/8/2022), Tạp chí Tài chính trân trọng giới thiệu bài viết "Tôi đã tiếp nhận Bộ Tài chính như thế nào?" của cố Bộ trưởng Lê Văn Hiến.
Ngành Tài chính kịp thời thực hiện chấn chỉnh ngân sách nhà nước giai đoạn 1945-1950

Ngành Tài chính kịp thời thực hiện chấn chỉnh ngân sách nhà nước giai đoạn 1945-1950

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám, tình hình đất nước vô cùng gian nan, ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong hoàn cảnh đó, dù gặp muôn vàn khó khăn, vất vả, với sứ mệnh huy động mọi nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu khẩn cấp và quan trọng của Chính phủ, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng, Bộ Tài chính đã nhanh chóng triển khai chấn chỉnh ngân sách nhà nước 1945-1950.
Ngân sách nhà nước thời kỳ 1966-1975 góp phần quan trọng vào khôi phục và phát triển kinh tế

Ngân sách nhà nước thời kỳ 1966-1975 góp phần quan trọng vào khôi phục và phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 1966 - 1975, tài chính đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng đề ra, cố gắng tăng nguồn thu để bảo đảm nhu cầu chi lớn, khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống ngoại xâm, đi đôi với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, ngân sách nhà nước (NSNN) trong thời kỳ này đã phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.
Ngành Tài chính với quản lý ngân sách phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN giai đoạn 1961-1965

Ngành Tài chính với quản lý ngân sách phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN giai đoạn 1961-1965

Cùng với việc bổ sung và hoàn thiện các chế độ thu chi tài chính, thiết lập các tổ chức quản lý bảo hiểm Nhà nước và đào tạo cán bộ tài chính, việc tăng cường quản lý ngân sách giai đoạn 1961-1965 được đặc biệt chú trọng. Nhờ vậy, ngân sách nhà nước trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển rất lành mạnh, ngày càng thể hiện rõ tính chất sản xuất và xây dựng, phục vụ đắc lực cho bước khởi đầu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.
Bộ trưởng Hoàng Anh - Người tạo dựng nền móng cơ bản cho sự phát triển của ngành Tài chính

Bộ trưởng Hoàng Anh - Người tạo dựng nền móng cơ bản cho sự phát triển của ngành Tài chính

Trong cuộc đời gần 80 năm cống hiến cho Đảng, cách mạng và dân tộc, dù trên cương vị công tác nào, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Anh đều tạo được nhiều ấn dấu ấn thành công. Trong lĩnh vực tài chính, ông đã để lại nhiều điều đáng để chúng ta học tập. Nói về công lao, đóng góp của Bộ trưởng Hoàng Anh không thể không nhắc tới 4 quan điểm: Sản xuất; quần chúng; động viên công bằng; tiết kiệm. Đây là các quan điểm tạo nền tảng có giá trị cho phát triển ngành Tài chính.
Ngành Tài chính nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng song hành giai đoạn 1966-1975

Ngành Tài chính nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng song hành giai đoạn 1966-1975

Giai đoạn 1966-1975, với những nỗ lực không ngừng, ngành Tài chính đã có các chính sách và biện pháp quản lý tài chính phù hợp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo vệ CNXH ở miền Bắc và huy động tốt nhất nguồn tài chính trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của nước ngoài, tập trung sức người, sức của, mọi nguồn vốn tài chính cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước...
Hiệu quả tích cực từ việc cải tiến các chế độ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 1961-1965

Hiệu quả tích cực từ việc cải tiến các chế độ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 1961-1965

Đại hội lần thứ III của Đảng xác định tiến hành đồng thời Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Thực hiện yêu cầu của Đại hội Đảng đề ra là tăng thu để có điều kiện tăng chi trong bối cảnh mới, Nhà nước đã chủ trương tổ chức lại các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ kinh tế quốc doanh.