NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

"Tái cơ cấu" lương thưởng của doanh nghiệp nhà nước

"Tái cơ cấu" lương thưởng của doanh nghiệp nhà nước

(Tài chính) Vấn đề tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã từng thu hút sự quan tâm của dư luận và trên diễn đàn Quốc hội. Hầu hết ý kiến đều cho rằng, mức lương trả cho đội ngũ lãnh đạo DNNN ở mức quá cao so với mặt bằng chung của xã hội cũng như hiệu quả mà họ đóng góp. Đặc biệt, vấn đề gây bức xúc hiện nay là có không ít DNNN làm ăn thua lỗ, gây thất thoát vốn Nhà nước nhưng lãnh đạo các DN này vẫn hưởng lương cao. Câu chuyện một số lãnh đạo DN công ích ở TP. Hồ Chí Minh nhận lương khủng mới đây đã trở thành “giọt nước tràn ly”.
Các sếp nhận lương “khủng” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Các sếp nhận lương “khủng” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

(Tài chính) Thời gian qua, việc hàng loạt công ty công ích sai phạm trong việc chi lương lãnh đạo cao bất thường, cao nhất có vị nhận 2,6 tỉ đồng/năm, gây bất bình dư luận. Cơ quan chức năng đã đình chỉ chức vụ Đảng và chính quyền của những vị lãnh đạo công ty này. Dư luận đặt câu hỏi, với những vi phạm đã được kết luận, các lãnh đạo nhận “lương khủng” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Chấn chỉnh chính sách lao động, tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước

Chấn chỉnh chính sách lao động, tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước

(Tài chính) Trước những sai phạm về tiền lương tại một số doanh nghiệp công ích tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định về chính sách lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc thẩm quyền quản lý trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012.
Nghị định 51/2013/NĐ-CP: Ấn định lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước

Nghị định 51/2013/NĐ-CP: Ấn định lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước

(Tài chính) Tiền lương trả cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như thế nào là hợp lý đã trở thành vấn đề được tranh luận nhiều trong thời gian qua. Các luồng ý kiến đưa ra đều chưa được giải đáp thỏa đáng, bởi thực tế còn thiếu hành lang pháp lý quy định cụ thể về vấn đề này. Nghị định 51/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/5/2013, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 sẽ giải đáp vấn đề trên.
  Lương thế nào là “khủng”?

Lương thế nào là “khủng”?

(Tài chính) Đa số xoay quanh lập luận rằng lương cao hay thấp không quan trọng bằng lương trở thành một trong những động lực làm việc thật sự cho người hưởng lương, để họ có thể tự hào về lương thực lãnh như một minh chứng đánh giá chất xám họ bỏ ra chứ không phải để “khoe” mức lương thấp và “giấu” những khoản khác.