(Tài chính) Nếu Trung Quốc sử dụng những biện pháp bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam thì lúc đầu chúng ta sẽ gặp vô vàn khó khăn nhưng điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam thức tỉnh và phải tìm cách tự cứu mình.
(Tài chính) Tại Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển thị trường trong nước, đưa hàng Việt đến tay người dân ở các vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới hải đảo, là động lực phát triển kinh tế đất nước theo hướng tăng cường sản xuất trong nước.
(Tài chính) Thời gian soạn thảo vỏn vẹn trong bốn chục ngày và dự kiến được Chính phủ ban hành trong ít ngày tới, Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản (với những hỗ trợ lớn chưa từng có) sẽ tiếp sức kịp thời để ngư dân vươn khơi bám biển, vừa đem lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền.
(Tài chính) Theo ước tính, kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch biển. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tiềm năng và lợi thế về một quốc gia biển của Việt Nam vẫn chưa được khai thác đúng mức.
(Tài chính) Nghị trường sáng 2/6 tràn ngập các nỗi lo về tác động không thuận từ giàn khoan 981, dù nhiều ý kiến đánh giá cao các đối sách của Việt Nam đã thực hiện thời gian qua.
(Tài chính) Tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang khiến nhiều người lo ngại ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu kinh tế vĩ mô Việt Nam của ngân hàng HSBC cho cái nhìn cận cảnh hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và giao thương Việt - Trung.
(Tài chính) Để tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp (DN) đang chuyển hướng lựa chọn thay thế bằng nguyên liệu từ các thị trường khác.
(Tài chính) Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong các ngày gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là một cơ hội để tái cơ cấu theo hướng phát huy nội lực, tăng tính tự chủ của nền kinh tế, giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
(Tài chính) Các Hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra các cơ hội phát triển mà còn là cơ hội để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.