Hàng loạt nguồn đầu tư hướng vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp, nhóm khởi nghiệp tham dự sự kiện Techfest 2016 tại Hà Nội không chỉ tìm kiếm cơ hội về vốn mà cả điểm khuyết của dự án khởi nghiệp.
Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là những doanh nghiệp trẻ, vừa có ý tưởng Kinh doanh sáng tạo, nghiên cứu và phát triển được những công nghệ mới, vừa nhạy bén với thị trường có quyết tâm, ý chí phi thường để đưa sản phẩm, dịch vụ mới đến với khách hàng trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp khởi nghiệp (Starup) được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển như Mỹ, Singapore …
Được xếp thứ 3 trong những quốc gia tốt nhất thế giới nên đầu tư, Việt Nam là nơi thu hút không ít quỹ đầu tư mạo hiểm trên khắp thế giới. Như Tripme đã gọi vốn đầu tư được hơn 10 tỷ đồng, MoMo do Công ty cổ phần M-Service đã nhận được khoản đầu tư hơn 600 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs. Đây có thể coi là một trong những thương vụ gọi vốn thành công nhất của Starup Việt, tính đến hiện tại.
Giai đoạn 2012 – 2016, chứng kiến sự phát triển vượt trội đáng kể của các Starup Việt Nam, với 1800 doanh nghiệp khởi nghiệp, 21 cơ sở ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Mặc dù nhiều doanh nghiệp, thương vụ phát triển, nhưng những khó khăn và trở ngại để starup phát triển là vô cùng lớn.
Theo nhóm sinh viên khởi nghiệp Revico cho biết, nhóm khởi nghiệp đã xây dựng hệ thống để mọi người cùng học, cùng tham gia, có thể trò chuyện hoặc trao đổi sách, sản phẩm ... Mô hình sách này có thể đưa ra thế giới được.
Khó khăn lớn nhất của nhóm khởi nghiệp Revico không phải vốn mà đó là nhân sự, người đứng đầu điều hành và phát triển dự án. Về vốn là quan trọng nhưng không phải tất cả, quan trọng hơn cả là người đồng hành, yếu tố con người mới là quyết định khởi nghiệp có thành công hay không. Hiện nay, dự án chủ yếu kêu gọi đầu tư quảng cáo bới dự án là khâu trung gian để kết nối trao đổi giữa khách hàng với khách hàng qua internet.
Thông qua chương trình này, số vốn ước tính kêu gọi đầu tư vào dự án là 600 triệu đồng. Việc tiếp cận với quỹ đầu tư hơi khó, ngoài ra, cần tìm CEO lại càng khó hơn để phát triển và đưa hệ thống tới rộng rãi khách hàng trên toàn thế giới.
CEO Lê Văn Tùng, doanh nghiệp khởi nghiệp Kampus cho biết, dự án được triển khai từ năm 2012, nhưng cũng có nhiều khó khăn về việc mở rộng dự án. Định hướng chủ yếu của dự án là hướng đến những người dùng khởi nghiệp, cung cấp nền tảng, nội dung để cho khởi nghiệp.
Khó khăn phải kể đến trước hết là chính sách để có mối liên kết với nước ngoài, chính sách về vốn. Bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp không có tài sản thế chấp hay cố định, mà chỉ có dự án và những kết cấu về ý tưởng để triển khai mang lại hiệu quả. Để phát triển hơn nước ngoài thì cần phải kết nối với nước ngoài, chính sách về vốn là rất quan trọng.
Theo thông tin từ Ngày Hội khởi nghiệp, Quỹ 500 Starup – một quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ vừa công bố quyết định sẽ lập riêng quỹ nhỏ trị giá 10 triệu USD cho 100 – 150 dự án khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong 5 năm tới, Quỹ đầu tư 500 Starup sẽ tăng vốn lên 100 triệu USD cho Starup Việt.
Thực tế, hoạt động đổi mới sáng tạo có thể phát triển và thành công không thể thiếu được vai trò của các quỹ/nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần. Theo thống kê hiện nay, đầu tư vào Việt Nam, có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài cho hoạt động đổi mới sáng tạo như IDG Ventures, CyberAgent Ventures, VinaCapital, 500 starups … Tuy nhiên, hầu hết các quỹ này chưa đầu tư thành lập 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, mà chỉ có văn phòng đại diện để tìm các khoản đầu tư.
Gần đây, số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm ở nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, tổng số thương vụ đầu tư năm 2015 đã lên đến con số 67 và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, hiện nay đã bắt đầu hình thành một số mạng lưới đầu tư thiên thần như VIC Impact với khoảng 10 nhà đầu tư là doanh nhân khởi nghiệp thành công và một sô nhà đầu tư chuyên nghiệp; Hatch! Angel network – mạng lưới nhà đầu tư Hatch hỗ trợ khởi nghiệp hình thành; iAngel – mạng lưới đầu tư thiên thần mới được hình thành, dựa trên thành viên chính là các thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA).