ISO 9000 - công cụ không thể thiếu trong quá trình hội nhập của doanh nghiệp
Tiêu chuẩn hệ thống quản lý nói chung, tiêu chuẩn ISO 9000 nói riêng đã trở thành những công cụ quản lý hữu hiệu, không thể thiếu trong quá trình phát triển và hội nhập của hầu hết những doanh nghiệp có tên tuổi ở Việt Nam.
ISO 9000 là tiêu chuẩn được tạo ra để giúp việc đạt được chất lượng, sản phẩm nhất quán dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các bước cụ thể để phát triển hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.
Hệ thống quản lý chất lượng này nhằm theo dõi tiến trình của sản phẩm hoặc dịch vụ khi nó trải qua từng giai đoạn sản xuất, từ phát triển đến thử nghiệm, lắp ráp đến phản hồi của khách hàng.
Một nền tảng của ISO 9000 là cải tiến liên tục. Không một công ty nào nên hài lòng với các điều kiện của một quy trình tại thời điểm nhất định; họ phải luôn tìm cách để làm cho các quá trình này hiệu quả hơn và hiệu quả hơn.
ISO 9000 là một tiêu chuẩn linh hoạt đưa ra các yêu cầu để tổ chức tuân theo, nhưng cho phép tổ chức thực hiện các yêu cầu này theo bất kỳ cách nào họ chọn. Điều này làm tăng phạm vi hiệu quả của ISO 9000, cho phép các công ty áp dụng ISO 9000 tạo ra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ.
Ở Việt Nam, do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa, do phải cạnh tranh trong đấu thầu với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng cũng như đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công ty xây dựng nước ngoài, hoạt động áp dụng và chứng nhận ISO 9000, ISO 14000 trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá sớm, chiếm tỷ lệ khá cao so với các ngành hàng, sản phẩm khác.
Với ISO 9000, số doanh nghiệp được chứng nhận trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chiếm khoảng 23% trong tổng số gần 1000 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các công ty sản xuất xi măng, thép, gạch ngói, bê tông...
Trong số những doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng được chứng nhận, không ít doanh nghiệp đã áp dụng tích hợp và được chứng nhận nhiều hệ thống quản lý đồng thời với chứng nhận các sản phẩm mang nhãn hiệu thương mại khác nhau.
Chẳng hạn, Công ty TNHH LUSK Xi măng Thừa Thiên Huế đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18000 (tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) và 7 tiêu chuẩn sản phẩm (TCVN và ASTM).
Khá nhiều công ty khác như: Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty Xi măng CHINFON Hải Phòng, Công ty Xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ, Công ty Xi măng Hoàng Mai, Công ty Xi măng Sài Sơn... đã được chứng nhận cho cả ISO 9000, ISO 14000 và sản phẩm.
Có thể khẳng định, tiêu chuẩn hệ thống quản lý nói chung, tiêu chuẩn ISO 9000 nói riêng đã trở thành những công cụ quản lý hữu hiệu và không thể thiếu trong quá trình phát triển và hội nhập của hầu hết những doanh nghiệp có tên tuổi ở Việt Nam.