Khi các nền kinh tế tăng trưởng ở mức độ thấp nhất

Theo Trí thức trẻ

Nếu các nước phát triển tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất, đó là một thảm họa hay một điều tốt lành? Theo Adam Posen, chuyên gia kinh tế người Mỹ hiện là Chủ tịch của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, đó sẽ là một thảm họa.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tăng trưởng là bản năng tự nhiên của các nền kinh tế. Con người sẽ tiến lên khi họ trưởng thành. Họ cũng sẽ quan sát môi trường xung quanh xem người khác đang làm gì để chắt lọc và áp dụng những kinh nghiệm có ích. Họ đầu tư, tích lũy các nguồn vốn như tài chính, con người và vật chất.

Nếu nền kinh tế không tăng trưởng, chắc chắn đã có điều gì đó bị hỏng hóc nặng, bởi vì điều đó có nghĩa là quá trình tự nhiên bị cản trở. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao trên khắp thế giới, kể từ khi thời kỳ tăm tối bắt đầu, các nền kinh tế không tăng trưởng luôn là dấu hiệu của bất ổn xã hội chính trị. Không có những bất ổn này, chắc chắn nền kinh tế sẽ tăng trưởng không nhiều thì ít.

Bởi vậy, có lẽ câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết này nên được chuyển thành có phải các nền kinh tế đang vấp phải quá nhiều rào cản. Đôi lúc chúng ta cần đến những luật lệ mới hoặc đầu tư công hay thậm chí là phân phối lại của cải (thay vì để mặc cho kinh tế phát triển như hiện nay) để có thể phá vỡ các rào cản này.

Các yếu tố cơ bản như dân số, giáo dục, vốn và công nghệ sẽ quyết định tiềm năng tăng trưởng. Một chính phủ đặt mục tiêu “tăng trưởng tối đa”, vượt lên trên tiềm năng của nền kinh tế sẽ sớm gặp thất bại với lạm phát gia tăng, những nút thắt cổ chai xuất hiện và thị trường tài chính tự điều chỉnh bằng những cú sụt giảm. Ngược lại, một đất nước theo đuổi mục tiêu dưới mức tiềm năng còn bị thiệt hại nhiều hơn. Đó chính là những gì xảy ra ở các nước Nam Âu trong thời kỳ họ buộc phải suy giảm theo khủng hoảng Eurozone. Trong bức tranh ấy có những người trẻ tuổi thất nghiệp vật vờ, tiết kiệm bị xói mòn và những người già không thể nhận các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản.

Trước những vấn đề về môi trường như hạn hán, lũ lụt... có không ít người cho rằng đây là hệ quả của việc một số nền kinh tế phát triển quá nóng và không chú trọng đến vấn đề môi trường. Do đó lập luận được đưa ra là giảm tăng trưởng sẽ giúp ích theo mức độ nào đó.

Biến đổi khí hậu và khan hiếm nguồn nước cùng với những mối đe dọa khác về tài nguyên là những vấn đề có thực. Tuy nhiên, đánh giá sai chi phí thực sự và phân bổ sai chỗ các nguồn tài nguyên này là nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu và khan hiếm nước, chứ không phải do tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia phát triển cần giải quyết các vấn đề này theo hai cách.

Thứ nhất, chính các nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ trung bình so với tiềm năng (Nhật Bản trong những năm 1980, Đức trong những năm 2000) và giờ là Trung Quốc) đi đầu trong việc giảm khí thải carbon so với GDP. Kể cả Mỹ cũng đã cải thiện trên góc độ này, mặc dù Mỹ vẫn chối bỏ hiện tượng trái đất nóng lên. Theo bản năng, Mỹ hướng tới tăng trưởng theo cách khỏe mạnh để tăng hiệu suất.

Thứ hai, về lời kêu gọi đóng cửa các ngành gây ô nhiễm môi trường, tăng trưởng chỉ giúp quá trình điều chỉnh này được thực hiện dễ dàng hơn. Các công nhân bị sa thải có thể dễ dàng tìm được việc làm mới. Vì hiện nay các vấn đề về môi trường ở các nước phát triển xuất phát từ chính trị, gây ra bởi những chính trị gia không muốn tính giá carbon và nước một cách hợp lý, tăng trưởng là cần thiết để thay đổi quan điểm chính trị này.

Đối với các thách thức lớn khác về đạo đức, lý luận cũng tương tự đối với quá trình giảm nghèo ở các nước nghèo, thậm chí chúng ta còn có những bằng chứng rõ ràng hơn. Trên thế giới, số người thoát nghèo trong 30 năm qua nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử, chính xác là bởi vì các nước phát triển tăng trưởng rất ổn định trong phần lớn thời gian, cho phép chuyển giao công nghệ tiên tiến đến các nước nghèo và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Những điều này khó có thể xảy ra nếu các nước phát triển tăng trưởng ở mức thấp nhất.

Tim Jackson: Đó là một điều tốt lành

“Bất cứ ai tin rằng tăng trưởng là vĩnh viễn trong một thế giới hữu hạn chỉ có thể là một kẻ điên khùng hoặc một nhà kinh tế học”, chính nhà kinh tế học Kenneth Boulding đã nói như vậy. John Stuart Mill đã giành cả một chương trong cuốn “Principles of Political Economy” (tạm dịch: Các quy tắc của kinh tế chính trị) để viết về trạng thái đứng im của một nền kinh tế.

Trong suốt 70 năm qua, theo đuổi tăng trưởng kinh tế đã trở thành mục tiêu phổ biến nhất của thế giới. GDP toàn cầu đã tăng hơn 8 lần so với năm 1950. Nếu tiếp tục tăng trưởng ở mức độ vừa phải, đến năm 2100 kinh tế thế giới sẽ lớn gấp 17 lần so với hiện tại, thấp hơn khá nhiều so với mức 146 lần của thời kỳ trước.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mạnh chưa từng thấy đang đi ngược lại hoàn toàn so với những quy luật của một hành tinh có giới hạn. Chuyển giao giữa thế kỷ 20 và 21, thế giới đã chứng kiến 60% hệ sinh thái bị thoái hóa. Đầu năm nay, một trung tâm nghiên cứu đã đưa ra 4 lĩnh vực chính mà các hoạt động của con người đang đe dọa đến sự an toàn của trái đất: biến đổi khí hậu, sự thay đổi trong cách sử dụng tài nguyên đất, lỗ hổng trên tầng sinh quyển và sự quá tải của chu kỳ sinh địa hóa.

Cách phản ứng thất bại với những cái bẫy này là giả định rằng chúng ta có thể tách riêng tăng trưởng khỏi các tác động của nó và tiếp tục suy nghĩ rằng không có giới hạn cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tách rời là một phép toán rất hóc búa. Ví dụ, giới nghiên cứu đã chấp nhận rằng để có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đến năm 2100 thế giới phải giảm lượng khí thải carbon ròng xuống còn 0 và đưa carbon ra khỏi tầng khí quyển trong nửa cuối của thế kỷ này.

Các lựa chọn công nghệ để đạt được mục tiêu này vẫn đang tồn tại. Tuy nhiên, chi phí tốn kém có thể khiến nhiệm vụ khó khăn hơn. Các cơ hội đầu tư năng lượng xanh luôn tồn tại, nhưng ưu tiên về tài chính cũng như các ưu tiên khác đều hướng đến con đường ngược lại.

Thông thường, quan điểm phổ biến nhất trong con đường phát triển và tăng trưởng bằng mọi cách và đây là điều nguy hiểm. Thế giới vẫn rất cần tăng trưởng, không chỉ với những nước nghèo nhất cần đến chất lượng cuộc sống tốt hơn, mà với cả những nước giàu có ở phương Tây, nơi việc thỏa mãn nhu cầu của con người đã phá hủy môi trường.

Có lẽ câu hỏi về tăng trưởng giờ đây đã chuyển thành hành động của các nhà cách mạng. Dù kinh tế tăng trưởng, vẫn có 2 tỷ người sống dưới 2 USD mỗi ngày trong khi hệ sinh thái mong manh mà chính chúng ta đang dựa vào để tồn tại đang bị phá hủy. Tăng trưởng khiến chúng ta ngập trong nợ. Thịnh vượng cho một nhóm thiểu số dựa trên sự bất ổn về tài chính, hệ sinh thái bị phá hủy và những bất công xã hội không phải là nền tảng vững chắc cho một xã hội văn minh hiện đại.