Kinh tế Trung Quốc đối mặt nguy cơ giảm tốc trong tháng 10

Theo Như Tâm/Bloomberg/ndh.vn

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến tiếp tục chậm lại trong tháng 10, giai đoạn căng thẳng thương mại với Mỹ gia tăng và giới lập chính sách nước này đã phải can thiệp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc là 6,5%, thấp hơn dự kiến và chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.. Nguồn: Financial Express.
Tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc là 6,5%, thấp hơn dự kiến và chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.. Nguồn: Financial Express.

Dự báo trên được đưa ra dựa trên một nhóm chỉ số ban đầu về điều kiện kinh doanh và tâm lý thị trường. Nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm ổn định tâm lý các nhà điều hành doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn chưa có hiệu quả.

“Những chỉ số ban đầu cho thấy các điều kiện kinh tế tiếp tục suy yếu cả về nội địa lẫn nước ngoài”, Chang Shu, trưởng kinh tế gia về châu Á của Bloomberg, nói. “Tâm lý kinh tế rất tệ, đặc biệt là tại những doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Chúng tôi dự đoán chính sách hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục mở rộng tới mọi khía cạnh tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư”.

Diễn biến của kinh tế Trung Quốc trong quý IV năm nay sẽ được theo dõi sát sao để xác định Bắc Kinh có thể duy trì tăng trưởng ổn định mà không làm nợ tăng trở lại hay không.

Chính phủ Trung Quốc trong tháng đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm ổn định tâm lý thị trường, bao gồm thúc đẩy thanh khoản trong hệ thống tài chính, giảm thuế cho các hộ gia đình và hỗ trợ các nhà xuất khẩu.

Bắc Kinh còn tìm cách củng cố niềm tin nhà đâu tư, bình luận về sức mạnh kinh tế Trung Quốc và trấn an thị trường chứng khoán, vốn đã giảm gần 8% trong tháng 10.

Kinh tế Trung Quốc đối mặt nguy cơ giảm tốc trong tháng 10 - Ảnh 1

Đối đầu Mỹ - Trung

Không có mấy dấu hiệu cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong tháng 10 khi giới chức hai nước vẫn tiêp tục công kích lẫn nhau. Các công ty toàn cầu đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột kéo dài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hôi nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết hôm 23/10. Tuy nhiên, ông không kỳ vọng cuộc gặp mang lại kết quả đột phá.

Số liệu chính thức về kinh tế Trung Quốc trong tháng 10, gồm chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất, sẽ được công bố vào sáng 31/10.

PMI sản xuất khả năng sẽ giảm còn PMI phi sản xuất, bao gồm xây dựng và dịch vụ, dự báo không đổi, theo khảo sát của Bloomberg. PMI sản xuất tháng 9 đã chạm đáy 7 tháng.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc là 6,5%, thấp hơn dự kiến và chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Thương mại vẫn là điểm sáng bởi các nhà sản xuất tăng tốc chuyển hàng sang Mỹ trước thời điểm Washington tăng thuế suất với hàng hóa của Bắc Kinh, dự kiến từ tháng 1/2019.

Số liệu từ các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc càng củng cố quan điểm xuất khẩu tăng chỉ là tạm thời. PMI của các quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản trong tháng 10 dự kiến giảm, tháng thứ 6 liên tiếp, chạm đáy 2 năm.

Những PMI danh nghĩa trên vẫn nằm ở vùng mở rộng, tức là lực cầu còn rất lâu nữa mới sụp đổ. Dù vậy, đây là dấu hiệu cho thấy đợt tăng mạnh bất thường của kinh tế toàn cầu trong cuối năm 2017 và đầu năm 2018 sắp kết thúc.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10 cũng sẽ giảm, tháng thứ 4 liên tiếp, xuống thấp nhất 2 năm, theo tính toán của Bloomberg. Diễn biến này tốt cho nhà quản trị mua hàng nhưng giá tăng chậm sẽ ảnh hưởng biên lợi nhuận công ty, thể hiện một đợt giảm trong lực cầu.

Tâm lý thị trường trong tháng 10 chủ yếu tiêu cực. Chỉ số Shanghai Composite trong tháng đã chạm đáy 4 năm, chứng khoán thế giới cũng có xu hướng giảm. Giá đồng giảm còn giá quặng sắt tăng do chính sách kiểm soát ô nhiễm.

Hồi đầu tháng, ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng xuống thấp nhất kể từ năm 2008. Cơ quan này tiếp đó có động thái nới lỏng hơn nữa vào ngày 22/10 để đề phòng vỡ nợ trên thị trường chứng khoán và thúc đẩy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

Tâm lý tại các công ty tiếp tục xấu đi, kết quả khảo sát cho biết. Chỉ số niềm tin trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, do Standard & Chartered đưa ra, tháng 10 tiếp tục giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 1.

“Doanh số chững lại do lực cầu nội địa chậm chạp, xuất khẩu tăng không ổn định, theo khảo sát. Hệ quả, sản xuất trong tháng 10 cũng chững lại và triển vọng u ám hơn”, Shen Lan, kinh tế gia phụ trách khảo sát tại Standard & Chartered, Bắc Kinh, cho biết ngày 22/10.

“Hoạt động đầu tư và thuê mất đà, cho thấy tâm lý kinh doanh có xu hướng giảm trong dài hạn. Biên lợi nhuận thu hẹp do giá tăng chậm và lực cầu suy yếu”.