Lượng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh


Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm 2019 tổng cộng vốn đăng ký của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt khoảng 14,6 tỷ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay. Riêng Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2019, đã có 187 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới là 1,31 tỷ USD, ngoài ra vốn đăng ký điều chỉnh thêm 116 triệu USD.

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một trong những dự án do Trung Quốc đang triển khai tại Việt Nam.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một trong những dự án do Trung Quốc đang triển khai tại Việt Nam.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 7,45 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; có 2.416 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,14 tỷ USD, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ.

Theo các chuyên gia kinh tế,  lượng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng khi nước ta chính là một trong những đích đến của chiến lược “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc tích cực vận động. 

Như vậy, tổng cộng vốn đăng ký của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 14,6 tỷ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay. 

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất trong tổng số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 với 187 dự án đầu tư trong đó tổng vốn đăng ký cấp mới là 1,31 tỷ USD, ngoài ra vốn đăng ký điều chỉnh thêm 116 triệu USD.

Bên cạnh đó. theo Cục đầu tư nước ngoài, nhóm doanh nghiệp nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư Trung Quốc thuộc các lĩnh vực logistics, bất động sản, dịch vụ tài chính và lữ hành...

Trong 4 tháng qua , có thể kể đến một số dự án lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc "rót" vào Việt Nam như: Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR, tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR; Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd đầu tư với mục tiêu Sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang…

Từ những dự án nhỏ cuối những năm 1991, lượng vốn FDI của Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn trong nước, tạo việc làm và đóng góp cho sự phát triển kinh tế nói chung.

Với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” Trung Quốc đang chính thức cạnh tranh với Nhật Bản trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại các quốc gia mà sáng kiến này đi qua.

Lượng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã không ngừng gia tăng trong 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều các dự án 100% vốn FDI được thành lập. 

Theo đó, Chính phủ nên khuyến khích các dự án đầu tư của Trung Quốc liên quan tới đầu tư phát triển khoa học, công nghệ hay đầu tư vào các lĩnh vực khởi nghiệp, sáng tạo, các ngành công nghiệp ưu tiên và các dự án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường Trung Quốc. Các khuyến khích này phải đảm bảo sự bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài khác và không làm méo mó cạnh tranh trên thị trường.