Lưu ý để đánh giá KPI chính xác nhất trong ngành F&B
Doanh nghiệp cần lưu ý 4 yếu tố để đánh giá KPI chính xác nhất gồm: Nắm chắc những tiêu chí đánh giá KPI; sát sao với công việc của nhân viên; đối thoại thẳng thắn khi đánh giá nhân viên; đánh giá nhân viên dựa trên cái nhìn đa chiều.

Đo lường hiệu quả công việc của các nhân viên trong doanh nghiệp
KPI là chỉ số đánh giá khả năng thực hiện công việc và cũng là một công cụ đo lường hiệu quả công việc của các nhân viên trong doanh nghiệp. Chỉ số này được thể hiện thông qua tỷ lệ, số liệu, chỉ tiêu định lượng… nhằm phản ánh hiệu quả thực thi công việc của từng bộ phận, cá nhân trong một tập thể.
Không chỉ đối với vị trí nhân viên mà mọi phòng ban, cấp bậc đều cần được đánh giá định kỳ hàng tháng, quý, năm. Đây cũng là cơ sở để thương hiệu đánh giá được năng lực và hiệu suất công việc của từng nhân viên. Cùng với đó tìm ra những thiếu sót để cải thiện các vấn đề kịp thời, từ đó nâng cao hiệu suất công việc một cách tốt nhất.
Việc đánh giá và xây dựng KPI cho nhiều ngành, điển hình như ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) là cần thiết đối với các doanh nghiệp để tìm ra điểm cần cải thiện trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều doanh nghiệp chưa có chỉ số rõ ràng để đánh giá năng lực nhân viên, từ đó khó khăn trong việc phân tích những gì làm tốt, chưa tốt, hay khen thưởng, đãi ngộ không tương xứng.
4 lưu ý để đánh giá KPI chính xác nhất
Các chuyên gia năng suất, chất lượng nhấn mạnh, doanh nghiệp cần lưu ý 4 yếu tố để đánh giá KPI chính xác nhất.
Thứ nhất là nắm chắc những tiêu chí đánh giá KPI
Nhà quản lý cần lựa chọn được bộ tiêu chí đánh giá nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể để làm cột mốc đánh giá chính xác.
Việc đánh giá đúng năng lực của nhân viên cũng là con đường ngắn nhất để quản trị, đặt nhân viên vào đúng chỗ, giúp phát huy hết khả năng làm việc hiệu quả. Những tiêu chí đánh giá phải đảm bảo tính đo lường cụ thể, gắn liền với các nhiệm vụ công việc mà nhân viên đảm nhận, không được mơ hồ, chung chung, thiếu căn cứ.
Trong quá trình làm việc, cần linh hoạt và có sự điều chỉnh phù hợp, đánh giá đúng nhất về năng lực nhân viên, không phải lúc cũng cũng cứng nhắc để áp dụng các tiêu chí đó.
Thứ hai là sát sao với công việc của nhân viên
Người quản lý cần đánh giá tổng quát, sát sao công việc của nhân viên dưới hai hình thức là để nhân viên tự đánh giá hoặc quản lý đánh giá dựa vào những điều quan sát được.
Để nhân viên tự đánh giá thì không hề khó bởi trong nội bộ nhà hàng, các nhân viên có thể nhìn nhận năng lực, khả năng làm việc của đồng nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, những đánh giá này sẽ là những ý kiến chủ quan, vì thế cần có sự đánh giá của người quản lý.
Người đứng đầu phải nắm được công việc, điểm mạnh, điểm yếu, cái làm được, cái còn hạn chế của nhân viên. Khi phát hiện sai sót, cần nhanh chóng có sự điều chỉnh hợp lý để tránh những sai sót tương tự.
Thứ hai là đối thoại thẳng thắn khi đánh giá nhân viên
Nhiều nhà quản lý phân biệt rạch ròi thứ bậc trong mối quan hệ với nhân viên và cho rằng họ có cương vị cao hơn nên không cần phải đối thoại với nhân viên. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn là một phương thức vô cùng hiệu quả để lắng nghe góp ý từ phía nhân viên và đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Hãy cho phép nhân viên nhà hàng tham gia vào công tác quản lý, việc đó không làm giảm đi giá trị lãnh đạo mà còn khiến cho nhân viên nâng cao tinh thần làm việc hơn.
Thứ ba là đánh giá nhân viên dựa trên cái nhìn đa chiều
Để đánh giá năng lực của nhân viên, cần tuân thủ nguyên tắc đánh giá dựa trên cái nhìn đa chiều, không dựa vào cái nhìn cá nhân.
Khi đó, quản lý sẽ nhìn nhận vấn đề và đánh giá nhân viên dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau để rút ra những yếu tố khách quan mà đánh giá nhân viên của mình...