Lưu ý gì khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000?

Phạm Nga

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.

ISO 9001:2015 giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc.
ISO 9001:2015 giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc.

Đến nay, tiêu chuẩn ISO 9001 đã qua các thời kỳ sửa đổi, bổ sung vào các năm 1994, 2000, 2008 và cuối cùng là năm 2015 với phiên bản ISO 9001:2015. 

Nhằm đưa ra tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với đặc thù của một số ngành, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và một số hiệp hội chuyên ngành đã ban hành một số tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng cho một số chuyên ngành, như ISO/TS 16949: Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành ô tô và phụ tùng liên quan; ISO 13485: Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành trang thiết bị y tế; ISO/TS 29001: Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí; TL 9001: Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành viễn thông; AS 9001: Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành hàng không vũ trụ.

Các tiêu chuẩn ISO qua các thời kỳ đều có những thay đổi, cập nhật để phù hợp hơn với bối cảnh xã hội, sự phát triển của công nghệ và tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.

ISO 9001 ra đời từ năm 1987, với tên gọi “ISO 9001: 1987 - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật” đặt nền tảng đầu tiên cho các tiêu chuẩn của tổ chức ISO.

Việc thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc; phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức…