Mỹ: Niềm tin của người tiêu dùng tăng hơn mức kỳ vọng
Vào đầu tháng 6, các chỉ số niềm tin tiêu dùng của người Mỹ đã tăng lên trong niềm vui mở cửa trở lại của các doanh nghiệp và sự phục hồi trong thị trường việc làm. Đây là dấu hiệu khởi sắc bất ngờ, hơn mức kỳ vọng của Mỹ đối với nền kinh tế của nước này trong bối cảnh lo ngại dịch Covid-19 sự bùng phát trở lại.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng ổn định trở lại
Theo kết quả của cuộc khảo sát mới đây từ Đại học Michigan, phục hồi từ khủng hoảng sẽ là một quá trình dài. Chỉ số tâm lý tiêu dùng của đã tăng từ 72,3 lên mức 78,9 trong tháng 5. 2/3 người tham gia khảo sát đã dự đoán trong năm tới sẽ là giai đoạn “khủng hoảng tài chính’, một nửa thì cho rằng sẽ nền kinh tế Mỹ sẽ nổi lên một cuộc suy thoái mới.
Joel Naroff - Kinh tế trưởng tại Naroff Economics, Holland, Pennsylvania, cho biết: “Những bất an về về tương lai có giảm bớt nhưng vẫn vô cùng căng thẳng và khó lường hơn bao giờ hết. Câu hỏi đặt ra là liệu người tiêu dùng có còn sẵn lòng để mua các mặt hàng xa xỉ, có giá trị cao nữa hay không. Nếu không thì tức là sự phục hồi sẽ chậm chạp hơn kỳ vọng”.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự báo chỉ số niềm tin người tiêu dùng sẽ tăng lên vào đầu tháng này.
Những “lao đao” hậu Covid-19 vẫn không ngừng
Ngoài những lo ngại về làn sóng nhiễm Covid-19 mới, người tiêu dùng cũng lo lắng rằng tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục có thể làm chậm quá trình phục hồi kinh tế. Mặc dù nền kinh tế đã bổ sung thêm 2,5 triệu việc làm trong tháng 5, nhưng so với con số 20 triệu trong tháng 3 vẫn là một khoảng cách vô cùng lớn. Số lượng nhân viên bị sa thải nhiều gấp đôi so với mức cao nhất của Hoa Kỳ trong cuộc Đại suy thoái 2007-09.
Khảo sát của Đại học Michigan cho thấy chỉ số lạm phát trong tiêu dùng giảm nhẹ trong tháng 6. Theo Andrew Hunter, chuyên gia kinh tế cấp cao của Hoa Kỳ tại Capital Economics, “Sự sụt giá của các dịch vụ đi lại như giá vé máy bay và xe cơ giới sẽ không kéo theo giảm phát khác.”
Các cổ phiếu hiện tại trên phố Wall đang giao dịch vùng giá cao hơn, thu hồi khoảng một nửa mất mát trong phiên giao dịch trước đó. Đồng đô la tăng so với rổ tiền tệ nhưng giá trị của Kho bạc Hoa Kỳ lại giảm.
Giá nhập khẩu tăng trở lại
Theo Bộ Lao động Mỹ, giá nhập khẩu đã tăng 1,0% trong tháng 5, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/2019, sau khi giảm 2,6% trong tháng 4, làm dịu đi nỗi lo về giảm phát. Loại trừ thuế quan, giá nhập khẩu tăng do chi phí cao hơn của các sản phẩm dầu mỏ và thực phẩm.
Theo đó, trong tháng 5, giá nhiên liệu và dầu nhờn nhập khẩu đã tăng 20,5% sau khi giảm 31,0% trong tháng trước. Giá xăng dầu đã tăng 21,7% sau khi giảm 32,6% trong tháng 4. Giá thực phẩm nhập khẩu đã tăng trở lại 2,2% trong tháng trước sau khi giảm 1,6% trong tháng 4. Ngoài trừ nhiên liệu, giá nhập khẩu tăng 0,1% sau khi giảm 0,5% trong tháng Tư. Chi phí hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc không thay đổi trong tháng 5. Giá giảm 1,0% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm nhỏ nhất kể từ tháng 3 năm 2019.