Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Xây dựng ở TP.Hồ Chí Minh

Dương Thị Ngọc Bích, Võ Thị Công, Ngô Thị Lan Huệ, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trần Như Quỳnh, Hoàng Thị Tuyết

Nghiên cứu này khảo sát 200 doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp xây dựng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố gồm: Cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, cam kết tổ chức, huấn luyện và đào tạo người sử dụng hệ thống thông tin kế toán, hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán. Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Giới thiệu

Ngành xây dựng đã có những bước thay đổi mạnh mẽ trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Với những đặc thù riêng của ngành như sản phẩm là những công trình xây dựng và vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thực hiện lâu. Hoạt động kế toán tại các DN xây dựng thường tập trung vào lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công)... Vì vậy, giải pháp tối ưu là nghiên cứu và triển khai ứng dụng HTTTKT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán tại các DN xây dựng trong bối cảnh phát triển và hội nhập là rất cần thiết.

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp xây dựng

Mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc

Chất lượng hệ thống thông tin kế toán đề cập đến khả năng của chính nó trong quá trình xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán. Chất lượng hệ thống bao gồm: Dễ sử dụng, đầy đủ tính năng, đáng tin cậy, tính linh hoạt, tích hợp. Được tham khảo từ DeLone và McLean (2003, 2004); Juhani Iivari (2005)

Biến độc lập

Giả thuyết CC: Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức: được định nghĩa là một sơ đồ trực quan của một công ty được dùng để xác định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được phân công, sắp xếp theo từng cấp khác nhau và phối hợp hiệu quả để thực hiện mục tiêu chung của DN. Được tham khảo từ Perter Drucker (1969), Jame H.Donnelly Jr, Jame L.Gibson và John M.Iranclevich (2001), Xu và CTG (2003)

Giả thuyết VH: Văn hoá tổ chức

Văn hoá tổ chức: là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong DN cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần, tính cách của một con người; là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của DN. Văn hóa tổ chức, được tham khảo từ Recardo và Jolly (1997), Xu và CTG (2003)

Giả thuyết CK: Cam kết tổ chức

Cam kết tổ chức: Có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận định hành vi làm việc của người lao động và cấu thành nên lợi thế cạnh tranh cho chính các tổ chức. Được tham khảo từ Bateman và Strasser (1984), Allen và Meyer (1990), Darolia và cộng sự (2010)

Giả thuyết HL: Huấn luyện và đào tạo người sử dụng HTTTKT

Người sử dụng hệ thống trong một tổ chức bao gồm: kế toán viên, nhà quản lý, giám đốc tài chính và kiểm toán viên. HTTTKT giúp các bộ phận khác nhau trong DN phối hợp ăn ý với nhau. Được tham khảo từ Mohammad Hossein MJ, Javad M., Mehdi B. và Mohammadhasan T (2012).

Giả thuyết HQ: Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán

Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán: tiết kiệm thời gian, tổng hợp xử lý và cung cấp báo cáo tài chính chính xác kịp thời. Được tham khảo từ Mohammad Hossein MJ, Javad M., Mehdi B. và Mohammadhasan T (2012).

Theo đó, phương trình hồi quy tuyến tính:

Với β1, β2, β3, β4, β5 lần lượt là trọng số hồi quy của các biến CC, VH, CK, HL, HQ và β0 là hệ số chặn, e là phần sai số.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính dùng để sàng lọc và hoàn thiện các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu.

Về nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát những người làm kế toán tại các DN xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mẫu khảo sát được mã hóa và đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Các kết quả phân tích mô hình đo lường liên quan như độ tin cậy Cronbach Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, độ tin cậy tổng phương sai trích và đa cộng tuyến đều được xem xét, đánh giá.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu định tính giúp xác định mô hình và thang đo chính thức nghiên cứu.

Bảng 1: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập

KMO and Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

.660

Bartlett’s Test of sphericity

Approx. Chi-Square

812.876

 

df

210

 

Sig.

.000

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20.0

Trong đó Chất lượng HTTTKT (5 biến quan sát), Cơ cấu tổ chức (5 biến quan sát), Văn hóa tổ chức (8 biến quan sát), Cam kết tổ chức (4 biến quan sát), Huấn luyện và đào tạo người sử dụng HTTTKT (4 biến quan sát), Hiệu quả của các trình ứng dụng kế toán (5 biến quan sát).

Qua kết quả kiểm định, biến quan sát VH4, VH6, VH8 có hệ số tương quan biến tổng không phù hợp (< 0.3) vì vậy nên loại bỏ biến quan sát này, các biến quan sát còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (≥ 0.3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0.600 (≥ 0.6) nên thang đo lường đủ điều kiện.

Kết quả kiểm định hệ số KMO = 0.660 > 0.5 điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp và kiểm định Bartlett có Sig = 0.000 < 0.05 tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.

Qua kết quả phân tích nhân tố EFA của 23 biến quan sát, giá trị tổng phương sai trích = 49.265% < 50%: không đạt yêu cầu, trong đó biến CC1 và CC4 bị tách thành một nhân tố mới chia 23 biến quan sát thành 6 nhóm. Vì vậy, nhóm nghiên cứu loại bỏ 2 biến này còn lại 21 biến và tiến hành chạy lại.

+ Giá trị tổng phương sai trích = 51.232% > 50%: đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này giải thích 51.232% biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (> 1).

+ Kết quả ma trận xoay nhân tố các biến độc lập: Kết quả cho thấy các nhân tố thỏa mãn điều kiện hội tụ và phân biệt khi các biến quan sát tải đúng theo thiết lập ban đầu với Factor loading lớn hơn 0.5.

+ Kết quả kiểm định KMO = 0.914 và Barlett có Sig = 0.000 < 0.05 ở bảng trên là thỏa điều kiện nên phân tích EFA cho biến phụ thuộc là phù hợp.

+ Giá trị Eigenvalues là 4.468 > 1 cho thấy không có nhân tố mới xuất hiện. TVE ở mức 89.351% cho thấy thang đo Chất lượng HTTTKT đạt giá trị hội tụ. Hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 2 và hệ số Tolerance > 0,5 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đặt ra được chấp nhận, sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, cam kết tổ chức, huấn luyện và đào tạo người sử dụng HTTTKT, hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán lên chất lượng HTTTKT tại DN.

Thứ nhất, huấn luyện và đào tạo kỹ năng cho người sử dụng HTTTKT đóng góp tích cực và tác động rất mạnh. Kết quả này góp phần khẳng định Ismail (2009), Vũ Quốc Thông và cộng sự (2022), Trần Lê Thanh Thuyên (2017) đã kết luận trước đó.

Thứ hai, hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán đóng góp tích cực và tác động mạnh. Kết quả này góp phần khẳng định kết quả đã được nghiên cứu bởi (Zulkarnain muhamad Sori, 2009), Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2020).

Thứ ba, cam kết tổ chức tác động tích cực lên chất lượng HTTTKT vì một khi nhân viên trung thành làm việc và cống hiến thì họ có xu hướng hành xử hướng đến để đạt được các mục tiêu chung. Kết quả này góp phần khẳng định nghiên cứu Carolina (2014), Nguyễn Thị Minh Hằng (2021).

Thứ tư, cơ cấu tổ chức có tác động tích cực lên chất lượng HTTTKT, kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu: ITD world (2021), Susanto (2017), Lê Thị Bảo Ngọc (2018), Dương Thị Chín (2017).

Cuối cùng, Văn hóa tổ chức cũng có tác động tích cực lên chất lượng HTTTKT. Kết quả này cũng đã được chứng minh bởi các kết quả nghiên cứu Susanto (2017a) ... Laudon và Laudon (2009), Trần Thị Thủy Tiên (2019); Dương Thị Chín (2017).

Kết luận và khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu trong số 5 nhân tố của mô hình, Huấn luyện và đào tạo người sử dụng HTTTKT là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể nhất đến chất lượng HTTTKT. Để vận hành HTTTKT người làm kế toán không những phải có kiến thức chuyên ngành mà phải có kiến thức, kỹ năng tin học với sự trợ giúp của các chuyên viên làm CNTT.

Một là, việc huấn luyện và đào tạo về kỹ năng sử dụng HTTTKT cũng như kiến thức cho người mới vào DN rất cần thiết để định hướng cho nhân viên các chính sách trong DN. Nên tập trung đào tạo nhân lực phân tích dữ liệu, vận dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ vào chu trình của HTTTKT.

Hai là, thường xuyên cử nhân viên đi đào tạo các khóa huấn luyện bên ngoài hoặc thuê các chuyên gia giỏi về trực tiếp đào tạo cho nhân viên sẽ giúp tăng chất lượng HTTTKT.

Ba là, việc sử dụng các phần mềm kế toán và các trình ứng dụng kế toán giúp rút ngắn thời gian xử lý các bút toán ghi sổ tự động, lập báo cáo tài chính, đảm bảo tính thống nhất, ngăn ngừa được gian lận, sai sót, đúng chế độ quy định hiện hành và truyền tải dữ liệu kịp thời.

Bốn là, lãnh đạo DN cần duy trì các hoạt động triển khai và áp dụng công nghệ, nắm rõ tầm quan trọng của HTTTKT đối với DN. Cho nhân viên biết rõ chiến lược, kế hoạch hoạt động của DN sẽ giúp nhân viên tin tưởng và có nhiều nỗ lực hơn để hướng đến thành quả chung của tổ chức.

Năm là, DN nên chú ý đến quá trình thiết kế và tổ chức cơ cấu đó là tính tập quyền và tính phân quyền. DN nên tổ chức cấu trúc ma trận vì đặc thù của công ty xây dựng hoạt động theo dự án. Nhân viên từ các phòng ban khác nhau sẽ hoạt động theo nhóm cho đến khi hoàn thành dự án. Với sơ đồ ma trận, mỗi giám đốc dự án sẽ báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc vì mỗi dự án thường là một trung tâm lợi nhuận nhỏ và do tổng giám đốc quản lý. Như vậy, HTTTKT quản lý theo từng dự án hoạt động hiệu quả tốt hơn.

Sáu là, DN cần đưa ra những mục tiêu cũng như định hướng, trách nhiệm công việc rõ ràng cho từng bộ phận, nhân viên. Được thể hiện rõ trong mô tả công việc, quy trình làm việc, quy định công ty ngay từ khi nhân viên bắt đầu nhận việc. DN nên có chính sách khen thưởng dành cho các nhân viên để khuyến khích họ nỗ lực nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Pornpandejwittaya, 2012, “Effectiveness of accounting information system: effect on performance of Thai-listed firms in Thailand”
  2. Stair, R. M. and Reynolds, G. W., 2011, “Principles of Information Systems”
  3. Zulkarnain Muhamad Sori (2009). Accounting Information Systems (AIS) and Knowledge Management: A Case Study.