Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước trong hội nhập quốc tế

NCS. Hoàng Bổng - Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII

Những năm qua, hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đồng bộ từ Hiến pháp năm 2013, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, Chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020, đến hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy trình, quy chế chuyên môn nghề nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của kiểm toán nhà nước trong tương lai và cũng đặt ra những yêu cầu mới để Kiểm toán Nhà nước phấn đấu trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, năng động và hiện đại, phục vụ yêu cầu phát triển và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng, giúp Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là cơ quan do Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với nguyên tắc hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, khách quan, công khai, minh bạch cùng với chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được quy định trong Hiến pháp và Luật KTNN.

Sau 22 năm hình thành và phát triển, đến nay KTNN đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Trước yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm tính minh bạch, công khai, hiệu quả trong quản trị công, đòi hỏi KTNN phải có trách nhiệm cao hơn, hoạt động chất lượng hơn, không ngừng gia tăng giá trị và lợi ích của hoạt động KTNN.

Hoạt động KTNN phải góp phần minh bạch nền tài chính quốc gia, đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện chính sách pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí với phương châm hành động xuyên suốt trong chặng đường phát triển KTNN, đó là: Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm toán, giám sát quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước trong thời kỳ mới

Nguồn nhân lực KTNN là tổng thể số lượng và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và kiểm toán viên nhà nước với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và tâm lực đã, đang và sẽ được huy động vào quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trên cơ sở thực hiện Luật KTNN năm 2015 cũng như thực hiện Chiến lược, các tổ chức và hoạt động của KTNN tiếp tục có bước phát triển rất quan trọng và đúng hướng, với việc hoàn thiện bộ máy của các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp ở KTNN Trung ương, việc thành lập và hoàn thiện các đơn vị ở KTNN khu vực và chuyên ngành...

Đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên được tăng về số lượng, cơ cấu và chất lượng cũng phát triển cao hơn trước, giúp cho KTNN hoàn thành ngày càng tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đến nay, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của KTNN từng bước hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn; mô hình cấp phòng tại các KTNN chuyên ngành, khu vực được kiện toàn theo hướng chuyên sâu; hệ thống Chuẩn mực KTNN theo chuẩn mực quốc tế được hoàn thiện; Đề án tổng thể phát triển công nghệ thông tin của KTNN giai đoạn 2015-2020 được triển khai…

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi đội ngũ kiểm toán viên nhà nước phải có trình độ năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt; quá trình tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm được thực hiện một cách cẩn trọng.

Kiểm toán là công việc mang tính chuyên môn cao, công tác kiểm toán luôn đặt ra yêu cầu cho các kiểm toán viên nhà nước không ngừng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.