Ngân hàng Trung ương nhiều nước châu Á dành hàng tỷ USD ngăn đồng nội tệ sụt giá
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ngân hàng trung ương các nước đã không ngừng tích lũy USD nhằm giúp bảo vệ cho tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.
Sau nhiều năm xây dựng dự trữ ngoại hối, ngân hàng trung ương các nước tại châu Á đang sử dụng dự trữ của họ nhằm hỗ trợ cho tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh đồng USD tăng giá, theo nội dung bài đăng mới đây trên Bloomberg.
Tổng dự trữ ngoại tệ của Thái Lan giảm xuống còn 221,4 tỷ USD tính đến ngày 17/6/2022, theo số liệu mới công bố vào tuần trước, đây là ngưỡng thấp nhất trong hơn 2 năm.
Các số liệu thống kê theo tháng cũng cho thấy dự trữ của Indonesia thấp nhất tính từ tháng 11/2020. Dự trữ tại Hàn Quốc và Ấn Độ hiện thấp nhất trong vòng hơn 1 năm. Dự trữ của Malaysia, trong khi đó, hạ sâu nhất tính từ năm 2015.
Chuyên gia quản lý quỹ tại GAMA Asset Management, chỉ ra: “Nhiều nước đã buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại tệ của họ nhằm ổn định tỷ giá đồng tiền. Họ biết rằng họ không thể ngăn được việc đồng nội tệ xuống giá so với đồng USD, thế nhưng tối thiểu họ có thể giảm bớt đà suy giảm”.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ngân hàng trung ương các nước đã không ngừng tích lũy USD nhằm giúp bảo vệ cho tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.
Trong năm nay, khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cơ bản đồng USD và đẩy đồng USD tăng giá, ngân hàng trung ương các nước châu Á đã đảo ngược việc mua USD: Thái Lan và Indonesia thuộc nhóm các nước đã cam kết sẽ giảm biến động tỷ giá đồng nội tệ; Ngân hàng Trung ương Philippines công bố sẽ để cho thị trường quyết định giá trị của đồng peso so với đồng USD và đồng thời cũng chỉ can thiệp nhằm giảm biến động.
Các đồng nội tệ tại châu Á có thể sẽ chịu thêm nhiều áp lực khi mà Fed chuẩn bị cho một đợt nâng lãi suất vào tháng sau, các chuyên gia phân tích dự báo về khả năng nâng lãi suất ít nhất 50 điểm cơ bản.
Hiện tại, tỷ giá các đồng tiền đang dao động ở ngưỡng thấp nhất trong nhiều năm: đồng peso của Philippines vào ngày thứ Hai rớt xuống mức thấp nhất tính từ năm 2005 còn đồng rupee của Ấn Độ xuống thấp kỷ lục trong tuần trước.
Đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại ngân hàng HSBC, ông Frederic Neumann, nhận xét: “Ngân hàng trung ương các nước tại châu Á thường có xu thế “thích ứng”, tuy nhiên họ cần làm nhiều hơn nữa. Đồng USD chỉ có thể giảm giá một khi nhà đầu tư có thể rõ ràng hơn về chu kỳ siết chặt chính sách của Fed”.