Nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Hà My

Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tiềm năng lớn về xuất khẩu tín chỉ carbon ra thị trường thế giới. Để tận dụng tiềm năng xuất khẩu tín chỉ carbon trong tương lai gần, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng khung pháp lý hoàn thiện cho thị trường này.

Nhận diện về tiềm năng xuất khẩu tín chỉ carbon

Năm 2023, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán trị giá 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) khi bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.

Trong số 60 quốc gia có khả năng bán tín chỉ carbon, Việt Nam lọt top 15 và dự kiến tiếp tục phát triển thị trường giàu tiềm năng này trong tương lai gần.

Nếu trồng 1 triệu ha lúa, người nông dân sẽ thu về khoảng 100 triệu USD mỗi năm từ bán tín chỉ carbon.
Nếu trồng 1 triệu ha lúa, người nông dân sẽ thu về khoảng 100 triệu USD mỗi năm từ bán tín chỉ carbon.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, diện tích rừng của nước ta là 14,79 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng ở mức hơn 42%.

Nhận diện về tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính toán, trên diện tích rừng hiện nay, nước ta có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành Lâm nghiệp ước thu về khoảng 200 triệu USD, tương đương khoảng gần 5.000 tỷ đồng. 

Bên cạnh có nguồn tài nguyên rừng phong phú, nước ta còn có khả năng bán tín chỉ carbon từ lúa, các cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà phê, dừa... nếu được xác lập theo tiêu chí của đối tác. 

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Với diện tích lúa khi thực hiện Đề án này sẽ giảm khoảng 20% chi phí sản xuất, tương đương khoảng 9.500 tỷ đồng/năm. Áp dụng quy trình canh tác bền vững, giá lúa bán ra có thể tăng thêm khoảng 10%, tức thu về hơn 7.000 tỷ đồng/năm.

Ngân hàng Thế giới cũng cam kết mua 10 USD/tín chỉ carbon (1 tấn carbon bằng 1 tín chỉ carbon). Do đó, nếu trồng 1 triệu ha lúa, người nông dân sẽ thu về khoảng 100 triệu USD mỗi năm từ bán tín chỉ carbon...

Nhìn chung, với những con số “biết nói” trên cho thấy, tiềm năng xuất khẩu tín chỉ carbon của Việt Nam trong tương lai gần là rất lớn. Do đó, nếu chúng ta biết tận dụng lợi thế từ tiềm năng này, thì thu về giá trị kinh tế lớn cho người dân.

Xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho thị trường tín chỉ carbon

Nhằm tăng sức cạnh tranh theo hướng phát triển kinh tế ít phát thải, tăng trưởng xanh, vừa qua, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện mô hình thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Theo đó, việc thí điểm triển khai thị trường tín chỉ carbon bắt đầu từ năm 2025; hoàn thiện khung pháp lý vào năm 2027 và đưa vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028. 

Theo mục tiêu trên, đến năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện. Sau thời điểm này, doanh nghiệp có thể mua bổ sung tín chỉ bù đắp carbon để đạt mục tiêu Net Zero. 

Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành Lâm nghiệp ước thu về khoảng 200 triệu USD, tương đương khoảng gần 5.000 tỷ đồng. 
Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành Lâm nghiệp ước thu về khoảng 200 triệu USD, tương đương khoảng gần 5.000 tỷ đồng. 

Thực tế cho thấy, tín chỉ carbon là một thị trường mới mẻ ở nước ta. Do đó, khung pháp lý về thị trường này còn chưa theo được thực tiễn.

Hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/01/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, trong đó quy định lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước và thực hiện các dự án trao đổi tín dụng trong nước và quốc tế.

Để chuẩn bị vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần rà soát, nghiên cứu hoàn thiện đồng bộ khung pháp lý quy định cụ thể để thị trường phát triển ổn đinh, bền vững trong tình hình mới.

Bên cạnh xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, các cơ quan, ban, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng thị trường tín chỉ carbon trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, để quản lý hiệu quả lượng phát thải khí carbon, tránh tổn thất, thiệt thòi cho doanh nghiệp, bảo vệ được lợi ích quốc gia.

 

Nhận diện về tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính toán, trên diện tích rừng hiện nay nước ta có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành Lâm nghiệp ước thu về khoảng 200 triệu USD, tương đương khoảng gần 5.000 tỷ đồng.