Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

ThS. Nguyễn Thị Phúc - Trường Đại học Trà Vinh

Nghiên cứu được tiến hành với số liệu sơ cấp được thực hiện qua hình thức phỏng vấn theo bảng câu hỏi với 260 nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là: Nguồn lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ, các hoạt động của kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ, sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đặt vấn đề

Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Với vai trò là trung gian giữa người có nhu cầu về vốn và người đang dư thừa vốn, NHTM cung cấp phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ, tài trợ cho sự phát triển của kinh doanh và thương mại, tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tại thời điểm cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành Ngân hàng ở mức 1,92%. Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 27 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán, nợ xấu có chiều hướng tăng. Điều này cũng làm dấy lên mối quan tâm đối với năng lực quản trị rủi ro và vai trò trọng yếu của KTNB trong việc bảo toàn vốn và phát triển bền vững các NHTM.

Thông tư số 06/2020/TT-NHNN ngày 30/6/2020 của Ngân hàng Nhà nước quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khiến hầu hết các tổ chức tài chính, đặc biệt là các NHTM phải nỗ lực tối đa để đạt được sự cân bằng giữa quản lý rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận và tuân thủ các quy định khắt khe trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro là phương pháp kiểm soát, kiểm toán xuất phát từ việc xác định, đánh giá khả năng, mức độ rủi ro đối với từng hoạt động, nghiệp vụ, quy trình hoặc trong hoạt động của đơn vị để áp dụng hoặc triển khai các biện pháp kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ một cách hợp lý và hiệu quả.

Xuất phát từ các thực trạng trên, tác giả thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sẽ có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn hướng đến mục tiêu cải thiện năng lực quản trị, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu suất kinh doanh trong các NHTM khu vực Đồng bằng Sông Cứu Long (ĐBSCL).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết có liên quan và kế thừa các nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTM khu vực ĐBSCL. Nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức phỏng vấn chuyên gia theo các nội dung chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Sau khi khảo sát chuyên gia thì có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTM khu vực ĐBSCL.

Số liệu được thu thập vào tháng 02/2023 với đối tượng được phỏng vấn ngẫu nhiên 260 NHTM khu vực ĐBSCL. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm: 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 là không ý kiến; 4 là đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: (1) Nghiên cứu định tính bằng cách xây dựng thang đo và các biến quan sát phù hợp; (2) Nghiên cứu định lượng thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 bằng việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm tra mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương đương với nhau; phân tích nhân tố khám phá (EFA) được kiểm định các nhân tố tác động và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi quy đa biến để xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTM khu vực ĐBSCL. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

KTNB = β0 + β1 NL + β2 TDL + β3 HD + β4 HTQL + β5 SD + β6 MQH + ε

Trong đó: NL Là nguồn lực của KTNB; TDL là tính độc lập của KTNB; HD là các hoạt động của KTNB; HTQL là sự hỗ trợ của nhà quản lý đến KTNB; SD là sử dụng kiểm toán nội bộ là mục tiêu trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; MQH là mối quan hệ giữa KTNB và kiểm toán độc lập; KTBN là tính hiệu lực của KTNB tại các NHTM khu vực ĐBSCL; ε là sai số; β0 là hằng số hồi quy; β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là trọng số hồi quy.

Mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

Kết quả nghiên cứu

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

 

Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo

Tên biến

Mô tả

Số lượng các biến quan sát

Cronbach’s alpha

NL

Nguồn lực của KTNB

4

0,844

TDL

Tính độc lập của KTNB

4

0,833

HD

Các hoạt động của KTNB

5

0,885

HTQL

Sự hỗ trợ của nhà quản lý

4

0,767

SD

Sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

5

0,886

MQH

Mối quan hệ giữa KTNB và kiểm toán độc lập

4

0,809

KTNB

Tính hiệu lực của KTNB

5

0,921

Nguồn: tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS

Từ bảng 1, Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của các biến nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s alpha của các biến độc lập > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng > 0,3, phù hợp dùng phân tích EFA.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 2. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.848

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

3319.124

df

325

Sig.

.000

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu khảo sát 2023

Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập (NL, TDL, HD, HTQL, SD, MQH): Hệ số KMO = 0.848 và kiểm định Barlett có sig. = 0.000 (<0.05) cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc (KTNB): Hệ số KMO = 0.881 và kiểm định Barlett có sig. = 0.000 (<0.05) cho thấy, phân tích EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Phân tích tương quan.

Bảng 3. Rotated Component Matrixa

 

Component

 

1

2

3

4

5

6

HD5

.858

         

HD1

.822

         

HD2

.808

         

HD4

.739

         

HD3

.733

         

SD5

 

.852

       

SD2

 

.808

       

SD4

 

.758

       

SD1

 

.747

       

SD3

 

.694

       

TDL5

   

.838

     

TDL3

   

.835

     

TDL2

   

.777

     

TDL4

   

.725

     

NL1

     

.883

   

NL2

     

.834

   

NL5

     

.773

   

NL4

     

.755

   

MQH1

       

.807

 

MQH4

       

.803

 

MQH2

       

.792

 

MQH3

       

.781

 

HTQL2

         

.828

HTQL4

         

.746

HTQL1

         

.711

HTQL3

         

.650

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu khảo sát 2023

Xét ma trận tương quan: Các biến có giá trị Sig. (2-tailed)< 0.05 theo hàng biến phụ thuộc được chọn làm các biến độc lập để chạy hàm hồi quy đa biến. Kết quả tất cả 6 biến có giá trị sig. (2-tailed) < 0.05 nên được chọn làm các biến độc lập để chạy mô hình hồi quy đa biến.

Bảng 4. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.881

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

989.552

df

10

Sig.

.000

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu khảo sát 2023

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình cho thấy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các khái niệm độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2, chứng tỏ các khái niệm độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định về tính độc lập của phần dư: Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) của hàm hồi quy có giá trị 2.142 < 3 cho thấy, không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1 hay nói cách khác các phần dư ước lượng của mô hình độc lập không có mối quan hệ tuyến tính với nhau.

Phân tích hồi quy

Bảng 5. Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

   

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-.547

.293

 

-1.864

.064

   
 

NL

.266

.046

.228

5.833

.000

.870

1.149

 

TDL

.133

.038

.141

3.507

.001

.819

1.222

 

HD

.273

.049

.239

5.595

.000

.727

1.375

 

HTQL

.157

.046

.143

3.437

.001

.770

1.299

 

SD

.306

.033

.423

9.188

.000

.627

1.594

 

MQH

.075

.055

.051

1.381

.168

.975

1.026

Sig

0,000

R

0.815a

R2

0.664

R2 hiệu chỉnh

0.656

a. Dependent Variable: KTNB

Nguồn: Kết quả phân tích phiếu khảo sát 2023

Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,656, có nghĩa là 65,6% sự biến thiên của tính hiệu lực của KTNB được giải thích bởi các biến độc lập được đưa vào mô hình, còn lại 34,4% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Thêm vào đó, giá trị Sig. là 0,000 < 5% nên có thể kết luận mô hình đưa ra phù hợp với thực tế.

Nhân tố phóng đại phương sai (VIF) chỉ dao động từ 1,026 đến 1,594 (tất cả đều nhỏ hơn 10) và hệ số Sig. dưới 0,05 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy được viết như sau:

KTNB = 0,423*SD + 0,239*HD + 0,228*NL + 0,143*HTQL + 0,141*TDL

Như vậy, có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều với tính hiệu lực của KTNB tại các NHTM khu vực ĐBSCL. Trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là việc sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nhân tố mối quan hệ giữa KTNB và kiểm toán độc lập không có ý nghĩa thống kê là do việc tổ chức KTNB trong các NHTM là nhằm mục đích cung cấp khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng.

Một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại

Nhằm nâng cao tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTM khu vực ĐBSCL, các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm:

- Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho các nhân viên kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên có được kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt hơn trong quá trình kiểm toán, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các báo cáo kiểm toán.

- Cải thiện hệ thống quản lý kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng, bằng cách đưa ra các quy trình, chính sách và quy định rõ ràng, minh bạch để đảm bảo sự chính xác và hiệu quả của quá trình kiểm toán nội bộ.

- Tăng cường sự liên kết và tương tác giữa các bộ phận trong ngân hàng, đặc biệt là giữa bộ phận kiểm toán nội bộ và bộ phận quản lý rủi ro. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên kiểm toán nội bộ có thể tiếp cận thông tin và dữ liệu đầy đủ để thực hiện kiểm toán một cách chính xác và hiệu quả.

- Sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, khai thác dữ liệu và phân tích dữ liệu để tăng cường tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Các công nghệ này có thể giúp cho các nhân viên kiểm toán nội bộ có thể phát hiện ra các vấn đề và rủi ro tiềm ẩn một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

- Thực hiện đánh giá hiệu quả và định kỳ đánh giá lại quá trình kiểm toán nội bộ, để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của quá trình này. Đánh giá này sẽ giúp các ngân hàng có được cái nhìn tổng quan về tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ và đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cải thiện quá trình này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Minh Trang (2019), "Nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại qua việc ứng dụng công nghệ thông tin", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (240), 30-34;

2. Lê Minh Nhật (2020), "Cải thiện hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại". Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, (5), 32-36;

3. Nguyễn Thị Phương Anh (2021), "Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Vietinbank", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (1), 12-18;

4. Nguyễn Thị Thu Hà (2022), "Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (2), 35-40;

5. Phạm Văn Tú và Nguyễn Thị Thu Hiền (2021), "Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (245), 48-53;

6. Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Thùy Linh (2021), "Xây dựng mô hình kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Khoa học Kinh tế và Quản lý, (5), 73-79;

7. Alzeban & Gwilliam (2014), "Factors affecting the internal audit effectiveness: A survey of the Saudi public sector", Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, Volume 23, Issue 2, 2014, Pages 74-86;

8. Baharud-din, Z.; Shokiyah, A. & Ibrahim, M.S. (2014), "Factors that contribute to the effectiveness of internal audit in public sector", International Proceedings of Economics Development and Research, 70, p. 126.Barley, S. R., & Tolbert, P. S. (1997), “Institutionalization and structuration: Studying the links between action and institution", Organization Studies, 18(1), 93–117;

9. Bednarek, P. (2017), The Relationship between Organisational Attributes and Internal Audit Effectiveness, Research Papers of the Wroclaw University of Economics/Prace Naukowe Uniwersytetu Ekonomicznego we Wroclawiu, No. 474;

10. Bednarek, P. (2018), "Factors Affecting the Internal Audit Effectiveness: A Survey of the Polish Private and Public Sectors", In Efficiency in Business and Economics, (pp. 1-16). Springer. https://doi.org/10.1007/978-3-319-68285-3_1.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 6/2023