Phát huy hiệu quả quản lý vốn theo quy chế mới
Để bảo bảo nguồn vốn đầu tư phát huy được hiệu quả cao, đỏi hỏi đặt ra là công tác quản lý phải chặt chẽ, khoa học... Đối với Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cùng với việc tuân thủ các nguyên tắc đó, phải thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế tài chính của đơn vị...
Quy chế tài chính mới của DATC vừa được Bộ Tài chính ban hành mới đây đã quy định cụ thể các cơ sở pháp lý và những nguyên tắc đòi hỏi Công ty phải tuân thủ.
Cơ sở pháp lý để quản lý vốn đầu tư ra ngoài của DATC là tuân thủ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; Điều lệ, Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế Quỹ thù lao kiêm nhiệm, Quy chế Quản lý người đại diện do Hội đồng thành viên ban hành và quy định của pháp luật.
Trong đó, DATC phải đánh giá, giám sát hiệu quả các khoản vốn góp hình thành từ tài sản đã mua, chuyển nợ đã mua thành góp vốn tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trên cơ sở phương án mua nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Cùng với đó công tác quản lý, phân phối thù lao người đại diện theo Quy chế quản lý Quỹ thù lao kiêm nhiệm do Hội đồng thành viên ban hành phù hợp với Quy chế này.
Việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài Công ty phải tuân thủ quy định của pháp luật về DN; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; chứng khoán; quy định khác của pháp luật có liên quan; Điều lệ của DN có vốn góp của Công ty và các cam kết của các bên tại các hợp đồng liên doanh, liên kết.
Đồng thời, phải phản ánh đầy đủ giá trị thực tế DN, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.
Nếu khoản trích lập dự phòng bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc quyết định chuyển nhượng để thu hồi vốn đầu tư ra ngoài.
Trường hợp, khoản trích lập dự phòng vẫn nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc Công ty phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến bằng văn bản trước khi thực hiện chuyển nhượng.
Đối với, chuyển nhượng vốn đầu tư tại các DN tái cơ cấu thông qua hoạt động mua bán nợ thì DATC phải lập kế hoạch thoái vốn để thu hồi vốn đầu tư sau khi chuyển nợ thành vốn góp trong thời hạn tối đa không quá 05 năm kể từ ngày DATC chính thức trở thành cổ đông tại DN tái cơ cấu.
Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của DATC tại công ty TNHH thực hiện theo quy định của pháp luật về DN.
Đối với vốn đầu tư của DATC tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Chuyển nhượng vốn đầu tư của DATC tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thực hiện đấu giá công khai theo quy định.
Nếu đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh thông qua hình thức bán đấu giá cổ phần theo lô. Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Đối với, chuyển nhượng vốn đầu tư tại các DN tái cơ cấu thông qua hoạt động mua bán nợ thì DATC phải lập kế hoạch thoái vốn để thu hồi vốn đầu tư sau khi chuyển nợ thành vốn góp trong thời hạn tối đa không quá 05 năm kể từ ngày DATC chính thức trở thành cổ đông tại DN tái cơ cấu.
Nếu ở công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký dao dịch trên sàn UPCOM, thì DATC được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian để bán đấu giá hoặc tự tổ chức bán đấu giá hoặc bán đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành.