Phóng sinh cá chép ngày 23 tháng chạp nhất định cần nhớ điều này

Theo Trần Huyền/baodansinh.vn

Ngay từ ngày 22 tháng Chạp, những gia đình làm lễ cúng ông Công ông Táo sớm đã tìm các sông, ao, hồ,… phóng sinh cá chép. Tuy nhiên, điều đáng nói là có nhiều người đứng từ trên bờ thả cá xuống hay thả một cách rất cẩu thả và vứt kèm theo túi nilon.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Nguồn: internet
Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Nguồn: internet

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại thả cá chép?

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là các vị thần tiên được ông Trời phái xuống để cai quản dưới hạ giới. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa cho gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ bay về trời, báo cáo tất cả việc làm tốt – xấu của con người để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

Chỉ miền Bắc mới có tục lệ cúng cá chép sống. Nếu ở miền Nam, người dân chỉ cúng cá chép giấy thì người miền Trung sẽ đặt lên bàn thờ một con ngựa giấy với yên, cương đầy đủ.

Lưu ý khi phóng sinh cá chép

Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà). Trong đó, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa, đốt sau lễ cúng ông Táo.

Cúng ông bà tổ tiên hay lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình.

Ngay từ ngày 22 tháng Chạp, những gia đình làm lễ cúng ông Công ông Táo sớm đã tìm các sông, ao, hồ,… phóng sinh cá chép. Tuy nhiên, điều đáng nói là có nhiều người đứng từ trên bờ thả cá xuống hay thả một cách rất cẩu thả và vứt kèm theo túi nilon.

Theo các chuyên gia tâm linh, rất nhiều gia đình mắc phải những lỗi quan trọng khi thực hiện nghi lễ phóng sinh cá chép vào ngày 23 tháng Chạp, cụ thể hoặc là quá mê tín, cầu toàn, hoặc là quá cẩu thả. Việc phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ không nên theo phong trào, không nên mong cầu thả cá để có lộc, hay vụ lợi, đầu cơ công đức...

Có nhiều lưu ý rất quan trọng trong việc cúng cá chép ngày 23 tháng chạp như sau:

Chọn cá, cần chọn mua những con cá chép khỏe mạnh, bơi nhanh, quẫy mạnh, không tróc vẩy thì mới sống được lâu ở nơi nước lạ.

Về thời gian thả cá, quan niệm dân gian chỉ ra rằng, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23/12) để Táo quân có đủ thời gian lên chầu trời.

Về địa điểm, trước khi thả cần tìm hiểu môi trường định thả cá chép chất lượng nước có ô nhiễm không, nông hay sâu, có thích hợp để cá chép sống lâu không? Không nên thả cá nơi ao tù nước đọng, hay sông suối ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót. Không nên đổ cá lại vào ao nhà mình vì như thế không phải là phóng sinh. Thả xong cá nên đi về, cả ngày hôm đó không nên đi qua nơi thả cá nữa.