Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 4 -9/4/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Việt Nam vẫn là nền kinh tế duy nhất tại châu Á đi ngược xu hướng suy giảm thương mại của khu vực khi xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh, trong khi xuất khẩu của khu vực liên tục suy giảm với mức 2 con số. ANZ đưa ra một số dự báo về kinh tế Việt Nam, cụ thể là: - Rủi ro đối với tăng trưởng đang gia tăng chủ yếu bắt nguồn từ ngành nông nghiệp do chịu ảnh hưởng kéo dài của hiện tượng El Nino; - Ngành xây dựng và bất động sản sẽ tiếp tục duy trì đà đi lên; - Hoạt động dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh; - Sự tăng chậm của giá dầu sẽ hạn chế lạm phát ở mức trung bình 1,7% trong năm 2016 và 2,5% vào năm 2017 (từ mức tương ứng 2,0% và 2,7%); - Cán cân thương mại được hỗ trợ bởi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn; - Việc phê chuẩn FTA Việt Nam - EU sẽ mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đặc biệt là mặt hàng giầy dép và may mặc. (Theo Báo cáo cập nhật quý 2 về kinh tế Việt Nam của ANZ) |
HSBC ngày 07/4 đã công bố báo cáo triển vọngkinh tế Việt Namtháng 4/2016 với tiêu đề "Cơ hội trong những thách thức", trong đó hạ dự báo tăng trưởng GDP của năm 2016 từ 6,7% xuống còn 6,3% và năm 2017 từ 6,8% xuống 6,6%. Nguyên nhân là do: (i) Tăng trưởng trong quý 1/2016 đạt 5,6%, thấp hơn nhiều kỳ vọng; (ii) Các biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ kiềm chế tăng trưởng tín dụng, dẫn đến lượng đầu tư bị hạn chế so với năm 2015.
- Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ được thu hẹp lại, ở mức khoảng 0,7% GDP năm 2016 và 1,3%GDPnăm 2017 (năm 2015 là 0,3% GDP). - Đồng Việt Nam sẽ tiếp tục giảm giá, tỷ giá đồng Việt Nam và đô la Mỹ sẽ ở mức 23.000 VND/1USD vào cuối năm 2016. |
|
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Trong 2 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp Thái Lan đã đầu tư 7,88 tỷ USD vào 428 dự án tại Việt Nam, đứng thứ 11/112 nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đầu tư của Thái Lan chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất và chế biến với 220 doanh nghiệp liên doanh, giá trị gần 7 tỷ USD, chiếm 47% số dự án và 88% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. (Theo ông Manopchai Vongphakdi, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Thái Lan tại Hà Nội) |
Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam” có tổng mức vốn là 314 triệu USD (trong đó, vốn vay của WB 201,7 triệu USD, vốn đối ứng 112,3 triệu USD) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án sẽ tiết kiệm khoảng 1,86 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) hàng năm và lượng giảm phát thải nhà kính (CO2) đạt mức trung bình năm là 9,67 triệu tấn. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 50 doanh nghiệp công nghiệp; giúp phát triển 60 dự án tiết kiệm năng lượng và năng lượng hiệu quả; xây dựng cơ sở dữ liệu về tiết kiệm năng lượng quốc gia cho ngành công nghiệp. |
|
Ngân sách nhà nước |
Số thu thuế xuất nhập khẩu trong quý 1/2016 ước thu đạt 54.600 tỷ đồng, bằng 20,22% dự toán thu ngân sách năm 2016; trong đó, riêng tháng 3 thu được 21.000 tỷ đồng, tăng 6.610 tỷ đồng so với tháng 2, còn 2 tháng đầu năm thu 33.600 tỷ đồng, bằng 10,8% dự toán thu ngân sách năm 2016. Đáng chú ý là, số thu thuế xuất nhập khẩu trong tháng 3/2016 đã tăng mạnh do kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu lớn tăng mạnh so với tháng 2/2016 như: - Ô tô nguyên chiếc (tăng 41,1% về lượng và tăng 29,8% về trị giá); - Linh kiện và phụ tùng ô tô (tăng 46,4%); - Sắt thép các loại (tăng 33,1% về lượng và tăng 35,7% về trị giá); - Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (tăng 43,3%). (Theo Tổng cục Hải quan) |
Trong quý 1/2016, ngành Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 6.510 doanh nghiệp, tăng thu hơn 1.610 tỷ đồng; phạt 548,9 tỷ đồng; giảm lỗ 2.959 tỷ đồng; đôn đốc nộp NSNN 500 tỷ đồng. Cụ thể: - Thanh tra 737 doanh nghiệp với tổng số thuế tăng thu là 631 tỷ đồng, bằng 99,4% so với 3 tháng đầu năm 2015, giảm lỗ 1.786,7 tỷ đồng; đôn đốc nộp NSNN 118,7 tỷ đồng. - Kiểm tra tại trụ sở đối với 5.773 doanh nghiệp với tổng số thuế tăng thu là 979 tỷ đồng, bằng 112,1% so với 3 tháng đầu năm 2015, giảm lỗ 1.172,3 tỷ đồng, giảm khấu trừ 127,7 tỷ đồng; đôn đốc nộp NSNN 381,3 tỷ đồng. (Theo Tổng cục Thuế) |
|
Xuất nhập khẩu |
Quý 1/2016: - Kim ngạch xuất khẩu rau của Việt Nam ước đạt 526 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam nhiều nhất, chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu. - Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam khoảng 153 triệu USD, tăng 39%, trong đó Thái Lan cung cấp hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với gần 41 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả Việt Nam chỉ chiếm 0,75% thị phần thế giới (nhập khoảng 240 tỷ USD/năm) và 3,7% thị phần các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (hiện nhập khẩu tới hơn 50 tỷ USD mỗi năm). (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Tính đến 15/3 sản lượng than nhập khẩu đạt gần 2,8 triệu tấn, tăng 2,1 triệu tấn (tương đương 300%) so với cùng kỳ năm 2015 và đạt gần 3,173 triệu tấn của năm 2016 theo dự báo của Bộ Công Thương. Từ năm 2013, mặt hàng than bắt đầu xuất hiện trong “rổ” thống kê hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, năm 2013 cả nước đã nhập 2,27 triệu tấn. Năm 2014, sản lượng than nhập khẩu đạt gần 3,1 triệu tấn, tăng 36,3% so với năm 2013. Đến năm 2015, lượng than nhập khẩu đã tăng gần 7 triệu tấn, tương ứng 124,8% so với năm 2014. Thời gian qua, sản lượng than sản xuất trong nước không tăng đáng kể, trong khi nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này đang rất lớn nhất là sự ra đời của những nhà máy nhiệt điện chạy than. Do đó, nguồn cung chủ yếu là nguồn than nhập khẩu. (Theo Tổng cục Hải quan) |
|
Tính đến hết ngày 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 60,54 tỷ USD, tăng 0,8% (tương ứng tăng 464 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạtgần 30,74 tỷ USD, tăng 5,7% (tương ứng tăng 1,65 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,8 tỷ USD, giảm 3,8% (tương ứng giảm 1,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Tổng cục Hải quan) |
|
Trong năm 2015, Việt Nam xuất siêu sang Canada gần 2,683 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2014. Với tốc độ tăng ấn tượng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 12 trong số các nước xuất khẩu sang nước này và tăng 5 bậc so với năm 2013. Các nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Canada bao gồm: Máy móc, thiết bị điện và điện tử đạt 807 triệu USD, tăng 208,9%; sản phẩm dệt kim, đan, móc đạt 342 triệu USD, tăng 10,9%; giày dép các loại đạt 338 triệu USD, tăng 15,9%... Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada trong năm 2015 đạt 513 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2014 và chiếm 0,13% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada. Việt Nam hiện xếp thứ 35 trong số các nước nhập khẩu sản phẩm của Canada, tăng 4 bậc so với năm 2014. (Theo Cơ quan Thống kê Canada) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Tăng trưởng tín dụng/huy động |
VAMC tiếp tục xem xét các khoản nợ xấu đủ điều kiện để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm 2016, tuy nhiên, 3 tháng đầu năm 2016, VAMC chỉ mua được 727 tỷ đồng trái phiếu và dư nợ gốc 747 tỷ đồng, bởi hầu hết các TCTD đã đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức cho phép 3%. Lũy kế từ năm 2013 đến 24/3/2016, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ đạt 26.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 11% trên số dư nợ gốc. Kế hoạch đặt ra trong năm 2016 trong việc thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo là 30.000 - 35.000 tỷ đồng. Đặc biệt, VAMC sẽ đốc thúc triển khai mua nợ theo giá thị trường dựa vào nhu cầu bán nợ của các TCTD với tổng dư nợ là 11.280 tỷ đồng. (Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC) |
Báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh trong quý 2/2016 của NHNN: - Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tiếp tục được cải thiện trong quý 1 và sẽ phục hồi bền vững trong quý 2 và cả năm 2016; thanh khoản dồi dào đối với cả VND và ngoại tệ; tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng ở mức dưới 3%; mức độ rủi ro kinh doanh tiếp tục xu hướng giảm. - Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, huy động vốn và tín dụng cũng được đánh giá cao hơn các mức kỳ vọng và tăng trưởng thực tế của năm 2015. - Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng trưởng bình quân 17,54% trong năm 2016 (tại đợt điều tra tháng 12/2015, kỳ vọng tăng 17,46%); trong đó, tốc độ tăng trưởng huy động VND luôn được kỳ vọng cao hơn so với tăng trưởng huy động ngoại tệ. - Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng trưởng 20,09% trong năm 2016, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thực tế trong 5 năm gần đây (tại đợt điều tra tháng 12/2015, kỳ vọng tăng 21,4%). |
|
Lãi suất |
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm 2016, lãi suất sẽ tăng thêm khoảng 1% so với năm 2015 do: - Lạm phát năm 2016 cao hơn; - Nhu cầu vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng; - Tăng vốn huy động kỳ dài hạn nhằm đáp ứng quy định sửa đổi của Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ vẫn trong mức kiểm soát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng đầu tháng 3/2016 căng thẳng hơn so với tháng 02/2016 nhưng đã dần hạ nhiệt kể từ 15/3. Nhìn chung, lãi suất liên ngân hàng quý I/2016 cao hơn so với cùng kỳ 2015; lãi suất huy động ngắn hạn biến động nhẹ ở kỳ hạn 6 - 12 tháng. Mặt bằng lãi suất huy động chủ yếu tăng mạnh ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng (phổ biến 7% - 8%/năm). |
Giá vàng |
Trong tuần qua, vàng SJC đã có 3 phiên giảm giá và 3 phiên tăng giá. Tính từ đầu tuần, mỗi lượng vàng SJC tăng 60 nghìn đồng/lượng, tương đương 0,18% giá trị. Trong phiên giao dịch cuối tuần (09/4), giá vàng giao dịch ở mức: - Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 33,05 - 33,25 triệu đồng/lượng; tại Hà Nội: 33,05 - 33,27triệu đồng/lượng, tăng 20 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào, giảm 30 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. - Công ty DOJI: 33,16 - 33,23 đồng/lượng, không thay đổi. - Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu: 32,17 - 33,22 triệu đồng/lượng, không thay đổi. |
Tỷ giá |
Tỷ giá trung tâm đã chững lại trong phiên giao dịch cuối tuần (09/4/2016) sau 3 phiên được điều chỉnh tăng và 2 phiên điều chỉnh giảm.Như vậy, tính chung cả tuần, tỷ giá trung tâm không đổi so với cuối tuần trước. Trong phiên giao dịch cuối tuần, tỷ giá mua - bán tại các ngân hàng được niêm yết: - Vietcombank: 22.250 - 22.320 đồng, giảm 20 đồng chiều mua vào và giảm 40 đồng chiều bán ra. - Vietinbank: 22.255 - 22.325 đồng, giảm 5 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. - BIDV: 22.250 - 22.320 đồng, giữ nguyên tỷ giá - ACB: 22.250 - 22.330 đồng, giảm 10 đồng chiều mua vào trong khi tăng 10 đồng chiều bán ra. - Eximbank và DongABank: 22.260 - 22.320 đồng, không thay đổi. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tháng 3/2016 đã có 15 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) do kho bạc nhà nước phát hành, huy động được 34.297,51 tỷ đồng, tăng 21,2% so với tháng 02/2016. - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 3 năm khoảng 5,53 - 5,55%/năm; - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm trong khoảng 6,30 - 6,38%/năm; - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 10 năm trong khoảng 6,93 - 6,95%/năm; - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 15 năm là 7,65%/năm; - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 20 năm là 7,75%/năm; - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 30 năm là 8%/năm. So với tháng 02/2016: Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 3 năm giảm khoảng 0,2%/năm; lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm giảm khoảng 0,22%/năm; lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 15 năm; 20 năm, 30 năm giữ nguyên. Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 3, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 713 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 74.100 tỷ đồng, tăng 43,6% về giá trị so với tháng 2. (Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) |
Trong tuần qua, HNX đã tổ chức 1 phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành vào ngày 06/4, với tổng khối lượng gọi thầu 7.300 tỷ đồng, gồm 3 loại kỳ hạn: 5 năm (4.000 tỷ đồng); 15 năm (2.300 tỷ đồng) và 30 năm (1.000 tỷ đồng). - Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 3.350 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,4%/năm. - Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 2.300 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,65%/năm. - Kỳ hạn 30 năm: Huy động được 647,5 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 8%/năm. Tính chung từ đầu năm đến ngày 06/4/2016, KBNN đã huy động thành công 79.663,491 tỷ đồng TPCP. |
|
Cổ phiếu |
Trong quý 1/2016: - Số cổ phiếu niêm yết trên HNX là 383 mã cổ phiếu với tổng khối lượng niêm yết đạt 10.882 triệu cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị niêm yết thị trường đạt xấp xỉ 108.820 tỷ đồng. - Hoạt động đấu giá trên HNX diễn ra sôi động, hiệu quả với 16 phiên đấu giá, trong đó, 11/16 phiên bán hết 100% số cổ phầnchào bán. Tổng khối lượng cổ phần bán được đạt 147,7 triệu cổ phần/173,3 triệu cổ phần chào bán (đạt tỷ lệ 85%) và tổng giá trị cổ phần thu về đạt 2.019 tỷ đồng, tăng 27,5% so với quý I/2015. Số lượng nhà đầu tư tham gia đấu giá cũng tăng mạnh với 727 lượt nhà đầu tư đăng ký tham dự và khối lượng đăng ký mua đạt hơn 296,9 triệu cổ phần, cao gấp 1,7 lần so với khối lượng cổ phần chào bán. (Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX) |
Trong tuần qua, thông tin tích cực tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)đã giúp cổ phiếuVNM có tuần tăng điểm ấn tượng; các chỉ số thị trường cũng chịu tác động tích cực từ đà tăng mạnh của VNM. Tuy vậy, giao dịch sôi động chỉ diễn ra ở một số ít cổ phiếu, trong khi phần còn lại diễn ra không mấy sôi động, kéo theo thanh khoản trên cả hai sàn tiếp tục giảm. Kết thúc tuần giao dịch (ngày 08/4/2016): - VN-Index tăng 2,49%, lên 572,34 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 110 triệu đơn vị/phiên giảm 12,4% so với tuần giao dịch trước. - HNX-Index tăng 2,26%, lên 80,24 điểm. Sàn HNX đạt hơn 39.4 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 6,2%. |
|
Trong tuần qua, tính chung trên cả 2 sàn HOSE và HNX, khối ngoại đã mua ròng gần 400 tỷ đồng (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó: - HOSE: Khối ngoại bán ròng với 1,058 tỷ đồng, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VIC với 1.143 tỷ đồng và MSN với 245 tỷ đồng chủ yếu thông qua giao dịch thoả thuận, tiếp theo làCTDvới 33 tỷ đồng,VCBvới 30,2 tỷ,HSGvới 26,5 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã nhưSSIvới gần 115,5 tỷ đồng, tiếp theo làHPGvới 65,4 tỷ,MBBvới 31,7 tỷ đồng... - HNX: Khối ngoại mua ròng với gần 41 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ởPVSvới 22 tỷ đồng,SCR với 21,2 tỷ đồng vàIVSvới gần 8,7 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ởNETvàNTPvới 29,5 tỷ và 3,4 tỷ đồng. |
|
Bất động sản
|
Lượng giao dịch nhà ở vẫn tiếp tục tăng trong quý 1/2016. - Tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng căn hộ mở bán vẫn ở mức cao. Lượng mở bán mới đạt 9.720 căn (trong đó, phân khúc trung cấp đóng góp hơn 50%), tăng 28% theo quý và 63% theo năm với.Số lượng căn hộ bán được xấp xỉ 9.000 căn, trong đó doanh số bán nhà quý 1/2016 chủ yếu đến từ phân khúc căn hộ có giá bán trên 1.000 USD/m2. - Tại Hà Nội, lượng mở bán mới đạt 9.900 căn, tăng 13% so với quý 4/2015. Phân khúc bình dân và trung cấp chiếm lần lượt 43% và 50%. Lượng căn hộ được bán khá tốt, tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 80%. Giá căn hộ vẫn có xu hướng tăng từ 1 - 5% trong quý 1/2016. Tại thị trường thứ cấp, phân khúc bình dân có giá bán thứ cấp tăng mạnh nhất, tăng 1,9% so với quý 4/2015. Giá trung bình tại các dự án hoàn thiện tăng 1,5% theo quý, trong khi tại các dự án đang xây dựng cũng có mức tăng khoảng 1,8%. Dự báo, trong 3 quý còn lại của năm 2016, phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp tiếp tục chiếm nguồn cung lớn, với khoảng 16.000 căn. (Theo Báo cáo thị trường bất động sản của Công ty Tư vấn Jones Lang LaSalle Việt Nam - JLL) |
Trong quý 1/2016, tại thành phố Hồ Chí Minh: - Thị trường văn phòng hoạt động tốt nhất trong 4 năm trở lại đây, công suất trung bình đạt 96%; biệt thự - nhà liền kề chiếm 78% thị phần. Nguồn cung sơ cấp có khoảng 2.060 căn, tăng 7% theo quý và 86% theo năm; căn hộ dịch vụ có gần 4.400 căn, công suất thuê trung bình ổn định theo quý và theo năm ở mức 83%. (Theo Công ty bất động sản Savills Việt Nam) - Số căn hộ mở bán 3 tháng đầu năm 2016 đạt 7.708 căn, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ, nhưng lại giảm 44% so với 3 tháng cuối năm 2015, do những ảnh hưởng tâm lý từ việc lấy ý kiến sửa đổi Thông tư số 36 (thắt chặt tín dụng đối với bất động sản). Trong đó, phân khúc bình dân và trung cấp chiếm 73% tổng nguồn cung. Dự báo nguồn cung căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng trở lại từ quý 2/2016 do có một số dự án nhà ở cao cấp và hạng sang chuẩn bị được chào bán. (Theo Công ty Tư vấn bất động sản - CBRE Việt Nam) |
|
Đàm phán - Ký kết |
Việt Nam và Nhật Bản Ngày 01/4, đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, JICA đã ký với Chính phủ Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 95,167 tỷ yên Nhật cho 4 dự án lớn: (i) Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (30 tỷ yên), (ii) Xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng (gần 32,3 tỷ yên), (iii) Xây dựng cầu - đường dẫn cảng Lạch Huyện (gần 22,9 tỷ yên), (iv) Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (10 tỷ yên). Khoản vay ODA lần này sẽ giúp hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thiết yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời thúc đẩy cải thiện môi trường.
Việt Nam và Lào Ngày 03/4, tại thủ đô Vientiane, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Lien Thikeo đã ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2016 - 2020 giữa hai bộ. Thỏa thuận này sẽ định hướng các hoạt động hợp tác của hai bộ trong giai đoạn tới, tập trung vào các chương trình đem lại hiệu quả thiết thực: (i) Hoàn thiện Chiến lược Tài chính của Lào; (ii) Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thể chế; (iii) Tăng cường đào tạo cán bộ có kinh nghiệm công tác và đào tạo có bằng cấp cao; (iv) Tăng cường trao đổi cấp lãnh đạo Bộ. |
Chính sách |
Nghị định số 24/2016/NĐ-CP Ngày 05/4/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2016/NĐ-CP về việc quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. - Nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước: (i) Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước; (ii) Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định; (iii) Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của Chính phủ. - Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên: 1. Tạm ứng cho ngân sách trung ương; 2. Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh; 3. Gửi có kỳ hạn các khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các NHTM có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của NHNN; 4. Mua lại có kỳ hạn TPCP. Thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tối đa không quá 1 năm để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; trường hợp ngân sách gặp khó khăn, thời gian gia hạn tối đa không quá 1 năm; trường hợp gửi tại NHTM hoặc mua lại có kỳ hạn TPCP thì thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa không quá 3 tháng.
Nghị định số 25/2016/NĐ-CP Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); có hiệu lực thi hành từ ngày Một trong những khó khăn của VNPT trong năm 2015 là việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp ngoài ngành bởi thị thường tài chính tiếp tục ảm đạm, chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về trình tự, thủ tục tiếp theo để triển khai thoái vốn đối với các danh mục đã bán đấu giá, thỏa thuận lần hai không thành công.
Quốc hội đã thông qua 2 dự luật Ngày 06/4, Quốc hội đã thông qua 2 dự luật: (i) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Luật Quản lý thuế; (ii) Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: (1)Trường hợp hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế TTĐB không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ. (2) Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Quốc hội cho phép quy định mức tiền chậm nộp thuế là 0,03%/ngày. (3) Sửa đổi thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm ô tô theo hướng giảm thuế suất đối với ô tô có dung tích nhỏ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016; riêng khoản 2 Điều 2. Khoản 4 Điều 3 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi): Tất cả các dự án được ưu đãi đầu tư được miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án; các dự án đầu tư vào ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa bàn đặc biệt khó khăn và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2016. |
Nhận định chuyên gia |
Theo Báo cáo Tiêu điểm kinh tế do Oxford Economics, Tổ chức chuyên về dự báo kinh tế và là đối tác của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW): Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm tới, trong khi các nước khác trong khối ASEAN (trừ Malaysia) sẽ có sự phục hồi ở mức độ vừa phải.Trong số 6 nền kinh tế lớn của khối ASEAN, Việt Nam, Philippines và Indonesia dự kiến sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt nhất, lần lượt đạt mức 6,3%, 6,1% và 5,1% trong năm 2016 do: - Các nước này có nền tảng kinh tế trong nước vững chắc, cùng với sự hỗ trợ về chính sách, Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt nhất trong số các nền kinh tế ASEAN-6. - Những nhân tố nội địa như tỷlệ nợ thấp, sự ổn định vĩ mô và mức lương cạnh tranh sẽ giúp các nước này tiếp tục tăng thị phần trong những ngành nghề có chi phí thấp. - Việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽtác động không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN (Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, Singapore và Thái Lan). |