Trưa 18/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và thăm Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 18 - 20/10 theo lời mời của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud.
Mô hình kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới, hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt trước các tác động của con người. Kinh tế tuần hoàn là giải pháp cho cho bài toán giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bài viết phân tích một số chính sách kinh tế tuần hoàn của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Singapore Malaysia và Thái Lan. Qua đó đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Theo hiệp hội công nghiệp bóng bán dẫn Đông Nam Á, ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 6.12% , điều này thể hiện tiềm năng phát triển bán dẫn ở Việt Nam rất lớn
Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh cùng bề dày văn hóa lịch sử, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn cầu.
Nghiên cứu thực hiện với dữ liệu bảng với 6 nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1998-2022 cùng các biến chính là Xếp hạng tín nhiệm quốc gia và các biến kiểm soát: Vốn tín dụng trong nước, Lãi suất và Độ mở thương mại. Kết quả cho thấy, có sự tác động tích cực và đáng kể của Xếp hạng tín nhiệm quốc gia và Độ mở thương mại lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong khi đó, tác động của Vốn tín dụng cũng đáng kể nhưng nhỏ hơn, biến Lãi suất không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào FDI trong quá khứ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của FDI trong tương lai.
Lĩnh vực thanh toán đang trải qua quá trình thay đổi lớn trên toàn cầu, trong đó, Đông Nam Á nổi lên như một bên tham gia quan trọng trong việc thúc đẩy và áp dụng đổi mới không gian Fintech. Lĩnh vực này đang phát triển với tốc độ chưa từng có, với một tiềm năng “khổng lồ” ở các cấp độ của hệ sinh thái.
Đông Nam Á đang ở thời kì đỉnh cao hoàng kim. Lực hấp dẫn về kinh tế sẽ chuyển dịch về Đông Nam Á. Song, hầu hết các nhà đầu tư toàn cầu vẫn chưa đầu tư đúng mực vào khu vực này.