Từ ngày 27 - 30/6, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023 sẽ được tổ chức trên cả nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức các đoàn kiểm tra, làm việc trực tiếp với 14 địa phương và báo cáo của 63 tỉnh/thành phố.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp theo hướng tính đúng, tính đủ.
Bối cảnh mới với sự phát triển nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Để làm được điều này, một trong những yếu tố quan trọng là đẩy mạnh và đa dạng hóa hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Đây là một trong nhiều chủ trương mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng tới và đang hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia.
Đào tạo nghề chất lượng cao là giải pháp quan trọng nhằm tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi của thị trường lao động, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển nhanh, bền vững đất nước. Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế, tại Việt Nam những định hướng đào tạo nghề chất lượng cao nào sẽ được đề ra trong giai đoạn tới
Hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp có vai trò thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, việc đẩy mạnh đào tạo kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết.
Trong những năm qua, với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, công cuộc phát triển nguồn nhân lực nông thôn đã đạt được những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn có đủ trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể tham gia vào các công việc sản xuất quy mô lớn, mang tính công nghiệp là hết sức quan trọng và cấp thiết.
Việc tăng cường hợp tác, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ hỗ trợ, đồng hành trong đào tạo nghề của doanh nghiệp (DN) và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các cơ quan quản lý, DN, nhà trường và toàn xã hội. Do đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn nữa vào đào tạo nghề nghiệp là vấn đề cần được chú trọng thực hiện.
Giáo dục nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đào tạo nói chung đặc biệt là đối với hộ nghèo. Giáo dục nghề nghiệp thời gian qua đã giúp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi. Công tác này cần được chú trọng hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là nhằm triển khai các hoạt động GDNN trên môi trường điện tử, môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả công tác quản lý, hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá... Đây là xu thế tất yếu. Vậy trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, chuyển đổi số quốc gia thì những cơ hội và thách thức gì sẽ đặt ra đối với GDNN?