Trước áp lực tăng trưởng tín dụng chậm, nợ xấu gia tăng, ngành Ngân hàng vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng tốt cho thấy dấu hiệu lạc quan của ngành, dù có thể đến chậm.
Tốc độ huy động vốn chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi các khoản vay dài hạn chưa thu hồi được, các khoản huy động cũ lãi suất cao chưa đáo hạn khiến các ngân hàng không thể giảm mạnh lãi suất cho vay thời điểm này.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Kho bạc Nhà nước đã luôn thực hiện tốt chức năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ; qua đó, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở các nguồn huy động vốn trong và ngoài nước, Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2023 cho Kho bạc Nhà nước (KBNN) là 400.000 tỷ đồng. Thực hiện nhiệm vụ này, KBNN sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách Trung ương (NSTW).
Kho bạc Nhà nước cho biết, tổng giá trị trái phiếu chính phủ (TPCP) phát hành từ đầu năm đến hết ngày 01/3/2023 đạt 72.177 tỷ đồng, tương ứng đạt gần 18% kế hoạch năm 2023 và 66,8% kế hoạch quý I/2023.
Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, ngày 01/3 tới đây, sẽ tiến hành gọi thầu 6.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) ở các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm.
Theo kế hoạch đã công bố, trong năm 2023, Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ phát hành 400.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP). Trong đó, kế hoạch phát hành cho quý I/2023 là 108.000 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị TPCP phát hành đạt 67.292 tỷ đồng, tương ứng đạt gần 16,8% kế hoạch năm 2023 và 62,3% kế hoạch quý I/2023.
Ngày 15/2/2023, Kho bạc Nhà nước sẽ tiến hành gọi thầu 8.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) ở các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm thông qua hình thức đấu thầu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.