Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục căng thẳng, hầu hết các nhà kinh tế học đều lo ngại về triển vọng nền kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ không đạt được như kỳ vọng và mức độ tồi tệ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt cuộc khủng hoảng này.
Với tầm quan trọng chiến lược của dầu đối với cả các nước sản xuất và tiêu thụ, việc giá dầu tăng mạnh sẽ tạo ra tác động lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, đặc biệt trong bối cảnh hỗn loạn và thay đổi nhanh chóng với những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch và các lệnh trừng phạt.
Giá dầu tăng vọt lên gần 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 đang đe doạ giáng một đòn kép vào nền kinh tế thế giới suy giảm triển vọng tăng trưởng và tăng lạm phát.
Áp lực suy giảm chi phí vận tải đến từ việc nhu cầu vận tải đi xuống. Suốt từ tháng 7/2021 đến nay, hoạt động sản xuất dầu thô và thép của Trung Quốc đã không thể trở lại ngưỡng cao của năm ngoái.
Dưới tác động của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các nhân tố tạo ra sự đứt quãng chuỗi cung ứng rất phức tạp khiến cho các doanh nghiệp đối diện với hàng loạt sự khó khăn như thiếu hụt nguyên liệu, lạm phát tăng cao... Điều này sẽ đe dọa kỷ nguyên chi phí thấp, cũng như sự vô tận của nguồn cung sẽ kết thúc.
Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng lên chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện vốn đang chật vật phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Trong một thị trường bị kiểm soát quá chặt chẽ và thiếu kết nối, cũng không khó hiểu tại sao tại Trung Quốc tồn tại thực trạng nơi này thừa điện còn nơi khác thiếu điện.
Hàng loạt ngành sản xuất quan trọng tại Trung Quốc: từ sản xuất nhôm cho đến hàng hóa dệt may hay sản xuất đậu tương đã bị yêu cầu phải cắt giảm hoạt động hoặc thậm chí đóng cửa một phần hoạt động.