Năm 2022, bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, khó lường như: Xung đột Nga-Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, lạm phát tăng cao ở Mỹ, châu Âu…
Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định kinh tế Việt Nam trên tiến trình phục hồi bền vững và thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh COVID-19. Trong bối cảnh thế giới và trong nước có những thời cơ, thách thức đan xen, Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt. Những kết quả đạt được trong năm 2022 là nền tảng tốt cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 và các năm tiếp theo.
Giá hàng hóa cơ bản trên thế giới năm 2023 được dự báo vẫn ở mức cao và tiếp tục diễn biến khó lường. Tuy nhiên, những bài học thành công về kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra trong một năm đầy biến động vừa qua là cơ sở để tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được mức lạm phát thấp, hỗ trợ cho tăng trưởng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn...
Trong năm 2022, không chỉ được các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao nhờ xếp hạng về công khai minh bạch ngân sách và tín nhiệm quốc gia tăng mà Việt Nam còn là một trong số ít những quốc gia kiểm soát lạm phát hiệu quả.
Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động quản lý giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh gắn với kiểm soát lạm phát.
Tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng nguyên vật liệu thiết yếu dự kiến còn nhiều biến động phức tạp khó lường đòi hỏi công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cần tiếp tục chú trọng tăng cường nhằm tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.
Tiếp tục kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam quay trở lại đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ, sôi nổi, chiều ngày 5/11, Quốc hội đã kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã phát biểu làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ tăng lãi suất thêm ba phần tư điểm phần trăm một lần nữa vào cuộc họp ngày 2/11, lần tăng siêu quá mức thứ tư liên tiếp.