Kết quả của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khẳng định, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan luôn lắng nghe ý kiến của cử tri và Nhân dân, chủ động, tích cực phối hợp để kịp thời đưa ra những quyết sách quan trọng, giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chiều ngày 9/6, tham gia giải trình, làm rõ và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các nội dung có liên quan, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước ta đã đóng góp ý kiến tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm về các Báo cáo của Chính phủ, báo cáo bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022.
Sáng ngày 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022. Thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022.
Trong khi một số nước vẫn còn đang phải căng mình ứng phó với đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh của Việt Nam đang sôi nổi trở lại, kinh tế Việt Nam phục hồi với tốc độ nhanh chóng, số liệu thống kê về kinh tế-xã hội của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của thị trường.
Theo các chuyên gia, nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu.
Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre có một số lĩnh vực phục hồi, tăng trưởng khá, nổi bật là thương mại, xuất khẩu, thu hút đầu tư, thu ngân sách…
Một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 và phục hồi nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 chính là tăng cường đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Đây không chỉ là giải pháp góp phần tiếp sức cho doanh nghiệp, mà còn được ví như “nguồn máu” phải được bơm ngay vào nền kinh tế.
Nền tảng số trong chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số cũng như chương trình chuyển đổi dịch vụ công quốc gia được xác định là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đặc biệt, trong và sau đại dịch COVID-19, vai trò của nền tảng số trong phục hồi và phát triển kinh tế lại càng rõ ràng hơn.