Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang tiếp tục chịu những tác động nặng nề từ dịch COVID-19. Thời gian tới, thị trường sẽ xuất hiện những xu hướng mới chưa từng xảy ra trước dịch.
Bài báo sử dụng mô hình tự hồi quy có phân phối trễ trên bộ số liệu năm từ 1996 đến 2019, gồm GDP và giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thu nhập từ nguồn Ngân hàng Thế giới để chỉ ra tác động cùng chiều của xuất khẩu hàng hóa lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Việc điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN có thể tác động hiệu quả lên thị trường tiền tệ, như ổn định tỷ giá, hỗ trợ thanh khoản, bình ổn lãi suất liên ngân hàng.
Việc Trung Quốc tiếp tục bổ sung nhiều sản phẩm thép vào diện ngừng hoàn thuế xuất khẩu có thể tác động tới Việt Nam khi nhiều sản phẩm thép trong số đó được Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ Trung Quốc.
Trong nghiên cứu này, trên cơ sở tổng quan lý thuyết về xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác giả xây dựng được mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM) để ước lượng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, cùng với yếu tố truyền dẫn là tỷ giá hối đoái, các biến ngoại sinh là lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng chất lượng của mô hình.
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính phủ đã và đang tổ chức, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau đối với người lao động và doanh nghiệp để vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch. Trên cơ sở đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến phát triển kinh tế - xã hội, bài viết này đề xuất một số định hướng chính sách để đưa nền kinh tế Việt Nam trở về quỹ đạo bình thường.
Trong khi VN-Index liên tiếp lập đỉnh cao mới những phiên gần đây thì rất nhiều cổ đông nội bộ và người liên quan đăng ký bán ra cổ phiếu để tranh thủ hiện thực hóa lợi nhuận.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, yêu cầu tăng trưởng bền vững đã được nhấn mạnh. Tăng trưởng bền vững trong doanh nghiệp được đặt ra trong khuôn khổ tăng trưởng bền vững chung, có tính đến đặc thù của doanh nghiệp.
Mục tiêu đầu tiên, xuyên suốt và quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận. Các nhà quản trị, nhà nghiên cứu luôn tìm kiếm, phát triển và ứng dụng các cơ sở lý thuyết vào thực tiễn để lợi nhuận của doanh nghiệp được tối đa.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Cuộc cách mạng này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các lĩnh vực, ngành nghề và các thành phần kinh tế, trong đó, có khu vực kinh tế tư nhân.