Phương pháp phân bổ thu nhập không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo mof.gov.vn

Mới đây, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có Công văn số 60182/CT-TTHT phúc đáp Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt Nam Leakless (Công ty) về phương pháp phân bổ thu nhập không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), nhằm giúp Công ty thực hiện đúng và hiệu quả các quy định về thuế.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Điểm b, Khoản 6, Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách phân bổ thu nhập không được ưu đãi thuế TNDN đối với đầu tư mở rộng như sau:

Doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thuế TNDN thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.

Trường hợp trong kỳ tính thuế, DN không tính riêng được thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng thì thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập DN được lựa chọn xác định theo phương thức sau:

Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

=

Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác không được hưởng ưu đãi)

x

Giá trị vốn đầu tư mở rộng đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh

Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh

Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh theo năm tài chính áp dụng: Kỳ tính thuế đầu tiên đối với DN mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kê toán.

Khoản 1, Điều 66, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính nêu rõ: Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu), vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như: Vốn góp của chủ sở hữu; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Tiết h Khoản 1.4 Điều 112 Mục 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cách lập và trình bày chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau: "Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 400 + Mã số 430); Vốn chủ sở hữu (Mã số 410).

Tất cả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá…

Căn cứ các quy định trên, chỉ tiêu "tổng nguồn vốn tự có" ở phương thức tính trên xác định phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng là chỉ tiêu "vốn chủ sở hữu" trong bảng cân đối kê toán năm tài chính (năm tính thuế) của doanh nghiệp.