Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần những bước đi cụ thể
Đứng trước sức ép của hội nhập quốc tế, cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ngành nông nghiệp cần phải nhanh chóng tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng hiệu quả, phát huy được những tiềm năng sẵn có.
Những tín hiệu lạc quan tại vùng ĐBSCL
Theo Bộ NN-PTNT, sau 2 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL, các tỉnh đã chuyển đổi được 78.375ha đất lúa sang trồng rau, dưa hấu, bắp, mè, đậu, thanh long… đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 20% - 30%; trong đó một số hộ trồng bắp ở Đồng Tháp và An Giang đạt lợi nhuận cao gấp 1,5 - 1,8 lần so trồng lúa.
Trong thời gian qua, một số tỉnh ở ĐBSCL cho thấy phương thức sản xuất nông nghiệp được đổi mới rất nhiều. Nhờ áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng nên hoạt động sản xuất, canh tác ở các tỉnh ĐBCL đã gia tăng khá mạnh về năng suất và chất lượng, ngoài ra giảm tổn thất sau thu hoạch. Hiện tại, ĐBSCL cũng đi đầu về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với diện tích đất được làm bằng máy đạt 96%, phun thuốc bảo vệ thực vật đạt 72%, thu hoạch lúa bằng máy đạt 76%, sấy chủ động 46%, xay sát lúa gạo đạt 100%. Mô hình tổ chức sản xuất cũng thay đổi mạnh với kinh tế trang trại (gần 6.600 trang trại), đến năm 2014 có 1.367 tổ hợp tác, 101 DN ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu lúa gạo với nông dân trong đó 55% số hợp đồng thành công.
Ở các địa phương đã xuất hiện những mô hình sản xuất mới cho hiệu quả như: nuôi tôm trong nhà theo công nghệ cao ở Bạc Liêu và Kiên Giang; mô hình nuôi cá tra theo chuỗi giá trị của Công ty TNHH Hùng Cá thực hiện ở Đồng Tháp…
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì Hậu Giang chọn 10 mặt hàng thế mạnh để đầu tư. Trong 2 năm qua, tỉnh đã chuyển đổi khoảng 3.000ha đất mía, vườn tạp và lúa kém hiệu quả để trồng các loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tỉnh cũng đẩy mạnh hỗ trợ nông dân thay đổi các phương thức sản xuất theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Bước đầu cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6%, rất nhiều hộ đạt thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, đồng thời xuất hiện những hộ làm nông nghiệp đạt 1-2 tỷ đồng/năm”.
Còn theo UBND tỉnh Trà Vinh, chỉ tính riêng năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng 6,7% so năm 2013, đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả này cũng nhờ việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp hợp lý.
Diện tích nuôi cá tra từ 5.500-6.000 ha, sản lượng 1,1-1,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 1,7-1,8 tỷ USD. Sản lượng tôm và giá trị xuất khẩu chiếm trên 80% cả nước.
Năm 2014, toàn vùng thực hiện chuyển đổi 78.375 ha đất lúa sang cây trồng khác. Nhiều mô hình chuyển đổi sang trồng ngô, lạc, đậu nành, vừng... thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình tăng 20-30% so với trồng lúa; có mô hình tăng 100% như cây ngô ở Đồng Tháp, An Giang, lợi nhuận cao gấp 1,5-1,8 lần trồng lúa.
Thực hiện các dự án cánh đồng lớn trong vùng vụ Đông Xuân 2014-2015 đạt 130.332 ha, hoàn thiện và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản gắn với bao tiêu, chế biến và xuất khẩu, chú trọng xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy hoạch cánh đồng lớn phục vụ xuất khẩu.
Các địa phương đã lập kế hoạch sản xuất và cung ứng giống theo từng vụ, năm và có sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác được áp dụng, nhất là tại các mô hình cánh đồng lớn.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, các địa phương chọn đối tượng vật nuôi phù hợp với lợi thế của vùng, hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phát triển một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng. Có 2 tỉnh xây dựng riêng Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Về thủy sản, các địa phương thực hiện các dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/NĐ-CP, triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu cá; chủ động sản xuất giống thủy sản chất lượng đối với các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi trồng đã gắn với nhu cầu thị trường...
Các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Để những cơ chế, chính sách phát triển về nông nghiệp đi vào thực tiễn, tạo thuận lợi cho người nông dân thì tất yếu cần phải có những giải pháp, hướng đi cụ thể và sát sườn với từng địa phương.
Bàn về các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: Đối với các địa phương, phải xác định thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là công việc quan trọng, lâu dài. Ngoài việc xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình thực hiện cần thành lập Ban Chỉ đạo tại địa phương, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện để thu hút DN đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN, người sản xuất.
Đặc biệt Phó Thủ tướng cũng nêu rõ nhiệm vụ: Về các định hướng lớn, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, cần quy hoạch các vùng chuyên canh phát triển các ngành hàng chủ lực theo định hướng xuất khẩu; lựa chọn các dự án ưu tiên, chủ động thu hút đầu tư các thành phần kinh tế, trước hết là các DN để phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu.
Bên cạnh cơ chế, chính sách chung, các địa phương cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn, kết nối với DN để xây dựng, triển khai các dự án đầu tư, tổ chức liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành các tổ hợp nông-công-dịch vụ, phát triển hình thức hợp tác liên kết đa dạng giữa nông dân với DN; tuyên truyền vận động nông dân cho thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với DN để hợp tác liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị nhằm phát triển sản xuất ổn định, hiệu quả, xóa dần tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tự phát.
Đặc biệt là, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, đưa cơ giới hóa vào các lĩnh vực, các khâu từ giống, kỹ năng canh tác, chăm sóc, nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng; từng ngành, từng công đoạn phải có chỉ tiêu lộ trình cụ thể để phấn đấu thực hiện, trong đó DN là chủ thể phối hợp với các tổ chức khoa học, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, các biện pháp canh tác, sử dụng giống, vật tư tiết kiệm hiệu quả, cơ giới hóa để giảm giá thành./.
Trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn: Trước tiên phải vượt ngưỡng sản xuất nông nghiệp không chỉ chỉđểđảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hướng đến trởthành ngành sản xuất hàng hóađịnh hướng xuất khẩu. Hội nhập quốc tế toàn ngành nông nghiệp ngày càng trởnên sâu rộng nên sản xuất nông nghiệp Việt Nam ngày càng chịu tácđộng mạnh mẽtừthịtrường quốc tế. Chính vì thế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một tất yếu của Việt Nam.