Tại sao khủng hoảng rình rập ở châu Âu?
Tình trạng thất nghiệp không được giải quyết, nợ ngày càng nhiều, tâm trạng bất ổn và thất vọng đang dẫn tới việc xuất hiện và gia tăng các đảng phái cực đoan. Đây có thể là những lý do châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới tại châu Âu.
Thất nghiệp
Số liệu tính tới tháng 3/2015- Nguồn: vestifinance |
Tây Ban Nha |
Hy Lạp |
Croatia |
Italy |
Cyprus |
Bồ Đào Nha |
|
Tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ |
49,9% |
49,7% |
43,6% |
42,7% |
34,4% |
32,6% |
GDP bình quân đầu người |
33711$ |
25859$ |
20889$ |
35486$ |
30769$ |
26975$ |
Nợ nước ngoài trên đầu người |
48089$ |
52 776$ |
14 159$ |
42 217$ |
81265$ |
47 005$ |
Tỷ lệ nợ/GDP |
137% |
234% |
108% |
144% |
107% |
232% |
Số liệu trên cho thấy, giới trẻ ở 6 nước thuộc Liên minh châu Âu thực tế không có cơ hội tìm được việc làm cố định, như tại Tây Ban Nha, nơi có tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở mức cao nhất, cứ trong 2 thanh niên thì có một người không thể kiếm kế sinh nhai.
Lực lượng lao động luôn cảm thấy bất an khi phần lớn họ làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc không được trả lương đầy đủ.
Theo tờ Vesti của Nga, đây không phải lần đầu tiên các nước EU đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình ở “lục địa già” xuống dốc trầm trọng do tác động của khủng hoảng.
Không thể nói rằng châu Âu không có phản ứng gì trước vấn nạn thất nghiệp. Cho đến thời điểm này đã có rất nhiều chương trình và kế hoạch được đưa ra, tuy nhiên, người ta chưa nhìn thấy triển vọng sáng sủa nào từ các kết quả thu được.
Các chuyên gia kinh tế và các nhà xã hội học cảnh báo các rủi ro xã hội luông đồng hành với tỷ lệ thất nghiệp cao ở một số nước trong khu vực.
Các phân tích từ website Zerohedge.com vào năm 2013 đã chỉ ra rằng, tình trạng này có thể gây nên những bất ổn xã hội tại một số nước.
Nghiên cứu lịch sử châu Âu giai đoạn từ 1919-2008, các chuyên gia đã xem lại tất cả các cuộc biểu tình, bạo loạn, khủng hoảng chính trị… để tìm ra mối liên hệ giữa chúng với các thay đổi trong chính sách kinh tế.
Và họ đã phát hiện ra tính quy luật của các hiện tượng này: Nếu chi phí cho các phúc lợi xã hội càng tăng thì sẽ càng tỷ lệ nghịch với các bất ổn xã hội.
Ví dụ, nếu cắt giảm chi tiêu đến 1% GDP, sẽ xảy ra 1,8 vụ bạo loạn. Càng "thắt lưng buộc bụng" bao nhiêu, thì các cuộc nổi loạn càng xảy ra nhiều bấy nhiêu. Nếu cắt giảm tới 5% GDP và nhiều hơn nữa, trong 1 năm sẽ xảy ra 3 hoặc nhiều hơn các vụ bất ổn có quy mô lớn.
…và nhập cư
Ở thời điểm hiện tại, tình hình càng trở nên phức tạp do tình trạng di cư. Nếu như khoảng 50 năm trước các dòng người đi riêng lẻ từ châu Á, châu Phi, Trung Đông, các nước vùng Caribe tới châu Âu thì hiện nay họ thường đưa cả gia đình cùng đi, dân số châu Âu từ những người nhập cư này đã tăng lên nhanh chóng "theo cấp số nhân".
Tại một số quốc gia đã xuất hiện các khu dân cư mà ở đó quy tụ toàn những người từ các nước khác. Người dân bản địa thường không mấy hài lòng với những người hàng xóm này. Ngay cả việc di cư trong nội bộ khối–di cư trong chính những nước thành viên của EU- cũng thường gây ra sự bất mãn cho người dân địa phương.
Anh và New Zealand là những nước đặc biệt phản đối việc di cư trong nội bộ khối, họ cho rằng, công dân tới từ những nước châu Âu ở phía Đông gây ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động.
Nghịch lý là mặc dù gia tăng tình trạng thất nghiệp, dòng người di cư vẫn không hề giảm. Người dân châu Âu thường có trình độ chuyên môn tương đối cao, nên các công việc đơn giản thường không được quan tâm và ít được đảm nhiệm bởi người lao động của nước sở tại. Vì thế, người bản địa thường hưởng trợ cấp thất nghiệp, còn người nhập cư thì lại làm những công việc thuần túy chân tay.
Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn do dòng người di cư bất hợp pháp.
Theo một số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng nửa triệu người di cư bất hợp pháp vào châu Âu. Có những trường hợp ngay lập tức bị trục xuất, nhưng vẫn có những trường hợp trốn thoát và ở lại. Những người này thường làm các công việc tay chân, lương thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, họ đã “chiếm” công việc của những người có thể đảm nhiệm một cách hợp pháp.
Một cuộc khảo sát được hãng YouGov của Anh tiến hành cho thấy, phần lớn công dân các nước EU, nơi có chỉ số phát triển kinh tế cao, tán thành thắt chặt chính sách nhập cư.
Cuộc khảo sát này được tiến hành tại 6 quốc gia EU gồm Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy.
Kết quả khảo sát cho thấy, 83% người Anh ủng hộ việc hạn chế các quyền cho người nhập cư mà thời gian cư trú còn ít, dưới một năm, trong khi số người phản đối chiếm 7%. Tỷ lệ này tại Đức là 73% so và 15%, tại Pháp là 71% so với 18%.
Ngoài ra, 64% người Anh và 58% người Pháp ủng hộ việc áp hạn ngạch hàng năm cho đối tượng lao động nhập cư.
Tóm lại, có thể kết luận rằng, khủng hoảng đã và đang nảy sinh là do cả từ những nguyên nhân kinh tế nội tại của bản thân châu Âu cũng như từ những tác động của các yếu tố bên ngoài. Và tất cả những điều này, theo dự báo của nhiều nhà phân tích, có thể dẫn đến việc leo thang các cuộc khủng hoảng trong những năm tới, gây bất ổn xã hội nghiêm trọng và thậm chí còn dẫn tới việc nổ ra chiến tranh.