Tổ chức tọa đàm “Kinh doanh trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0“
Sáng 01/10/2017, Tạp chí Tài chính phối hợp cùng Trường Đại học Tài chính - Marketing tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Kinh doanh trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0” tại TP. Hồ Chí Minh.
Tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng như: PGS.,TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, TS. Hoàng Đức Long, Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Marketing, PGS.,TS. Phạm Hữu Hồng Thái - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Marketing… Đây là những chuyên gia, cố vấn kinh tế cho Chính phủ, nhà quản lý, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế uy tín trong và ngoài nước.
Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm. Nguồn: FinancePlus.vn |
Đặc biệt, tham dự Tọa đàm còn có hiện diện của TS. Carroll – Hiệu trưởng Trường Đại học Saint Francis Hoa Kỳ – một chuyên gia uy tín về kinh tế, là cố vấn kinh tế cho Chính phủ và các công ty lớn tại Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện là thành phần kinh tế quan trọng của đất nước, chiếm tới 96%, đóng góp 43% tổng thu nhập quốc dân. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức lớn trong nền công nghệ số, kinh doanh trong thời đại 4.0.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Cách mạng cộng nghiệp 4.0, buổi Tọa đàm đã tập trung thảo luận về các chủ đề như: Cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề đặt ra cho Việt Nam; Khái quát về cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Phân tích và đánh giá những tồn tại của các ngân hàng, doanh nghiệp trước thềm công nghiệp 4.0; Đề ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội… Các đại biểu đã nhìn nhận về cơ hội, thách thức thực chất về cách mạng 4.0, những tác động đến nền kinh tế Việt Nam và những việc cần làm trước cuộc cách mạng này.
Các chuyên gia đều cho rằng, điều kiện cần để bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0: Quản trị quốc gia; Đổi mới sáng tạo; nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng. Từ đó, Việt Nam cần: Xây dựng chiến lược chuyển đổi số; quản trị thông minh (thể chế hiện đại, chính quyền hiệu quả, công khai, minh bạch); Xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng; Tạo nguồn lực số;xây dựng công nghiệp công nghệ số (Nông nghiệp thông minh; Du lịch thông minh); Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; xây dựng đô thị thông minh.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Cách mạng cộng nghiệp 4.0, buổi Tọa đàm đã tập trung thảo luận về các chủ đề như: Cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề đặt ra cho Việt Nam; Khái quát về cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Phân tích và đánh giá những tồn tại của các ngân hàng, doanh nghiệp trước thềm công nghiệp 4.0; Đề ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội… Các đại biểu đã nhìn nhận về cơ hội, thách thức thực chất về cách mạng 4.0, những tác động đến nền kinh tế Việt Nam và những việc cần làm trước cuộc cách mạng này.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Nguồn: FinancePlus.vn |
Các chuyên gia đều cho rằng, điều kiện cần để bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0: Quản trị quốc gia; Đổi mới sáng tạo; nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng. Từ đó, Việt Nam cần: Xây dựng chiến lược chuyển đổi số; quản trị thông minh (thể chế hiện đại, chính quyền hiệu quả, công khai, minh bạch); Xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng; Tạo nguồn lực số;xây dựng công nghiệp công nghệ số (Nông nghiệp thông minh; Du lịch thông minh); Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; xây dựng đô thị thông minh.
Các tham luận cũng đề cập đến các kiến nghị để Việt Nam bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, cần tạo môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; Cải cách giáo dục đào tạo theo hướng thị trường; Xây dựng chiến lược mở cửa, hội nhập quốc tế, liên kết chặt chẽ giữa khu vực trong nước và khu vực FDI…
Từ nhìn nhận, đánh giá và kiến nghị các đại biểu đều mong muốn Việt Nam quyết tâm bước lên “con tàu 4.0” sớm tạo lợi thế cạnh tranh mới, vị thế mới trong khu vực và trên thế giới
Từ nhìn nhận, đánh giá và kiến nghị các đại biểu đều mong muốn Việt Nam quyết tâm bước lên “con tàu 4.0” sớm tạo lợi thế cạnh tranh mới, vị thế mới trong khu vực và trên thế giới